Quyền hạn phong tỏa tài khoản của người nộp thuế bị cưỡng chế là của cơ quan nào?
Quyền hạn phong tỏa tài khoản của người nộp thuế bị cưỡng chế là của cơ quan nào?
Căn cứ Điều 126 Luật Quản lý thuế 2019 quy định:
Nhiệm vụ, quyền hạn của ngân hàng thương mại
1. Ngân hàng thương mại khi tham gia phối hợp thu thuế và thu các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước có trách nhiệm sau đây:
a) Phối hợp với cơ quan quản lý thuế, Kho bạc Nhà nước trong việc thực hiện nộp thuế điện tử, hoàn thuế điện tử cho người nộp thuế; xử lý, đối soát dữ liệu về nộp thuế điện tử, hoàn thuế điện tử;
b) Truyền, nhận thông tin chứng từ nộp thuế điện tử, chuyển tiền thanh toán các khoản thu ngân sách nhà nước cho Kho bạc Nhà nước đầy đủ, chính xác, kịp thời theo đúng quy định của pháp luật;
c) Hỗ trợ người nộp thuế trong quá trình thực hiện nộp thuế điện tử;
d) Bảo mật thông tin của người nộp thuế, người khai hải quan theo quy định của pháp luật.
2. Cung cấp thông tin về số hiệu tài khoản theo mã số thuế của người nộp thuế khi mở tài khoản.
3. Khấu trừ, nộp thay nghĩa vụ thuế phải nộp theo quy định pháp luật về thuế của tổ chức, cá nhân ở nước ngoài có hoạt động kinh doanh thương mại điện tử có phát sinh thu nhập từ Việt Nam.
4. Trích tiền để nộp thuế từ tài khoản của người nộp thuế, phong tỏa tài khoản của người nộp thuế bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế theo đề nghị của cơ quan quản lý thuế.
5. Trường hợp người nộp thuế có bảo lãnh về tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt và các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước theo quy định của Luật này nhưng người nộp thuế không nộp đúng thời hạn thì ngân hàng bảo lãnh phải chịu trách nhiệm nộp tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt và các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước thay cho người nộp thuế trong phạm vi bảo lãnh.
6. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Theo đó, quyền hạn phong tỏa tài khoản của người nộp thuế bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế theo đề nghị của cơ quan quản lý thuế là của ngân hàng thương mại.
Quyền hạn phong tỏa tài khoản của người nộp thuế bị cưỡng chế là của cơ quan nào? (Hình từ Internet)
Phong tỏa tài khoản có phải là một trong những biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế?
Căn cứ khoản 1 Điều 125 Luật Quản lý thuế 2019 quy định:
1. Các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế bao gồm:
a) Trích tiền từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế tại Kho bạc Nhà nước, ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác; phong tỏa tài khoản;
b) Khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập;
c) Dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
d) Ngừng sử dụng hóa đơn;
đ) Kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên theo quy định của pháp luật;
e) Thu tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế do cơ quan, tổ chức, cá nhân khác đang nắm giữ;
g) Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề.
…
Theo đó, phong tỏa tài khoản là một trong những biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế.
Nội dung quản lý thuế được nhà nước quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 4 Luật Quản lý thuế 2019 quy định nội dung quản lý thuế như sau:
- Đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, ấn định thuế.
- Hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế, không thu thuế.
- Khoanh tiền thuế nợ; xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt; miễn tiền chậm nộp, tiền phạt; không tính tiền chậm nộp; gia hạn nộp thuế; nộp dần tiền thuế nợ.
- Quản lý thông tin người nộp thuế.
- Quản lý hóa đơn, chứng từ.
- Kiểm tra thuế, thanh tra thuế và thực hiện biện pháp phòng, chống, ngăn chặn vi phạm pháp luật về thuế.
- Cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế.
- Xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế.
- Giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế.
- Hợp tác quốc tế về thuế.
- Tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế.



- Chậm nộp hồ sơ khai thuế có bị quy vào hành vi trốn thuế không? Mức xử phạt hành vi trốn thuế hiện nay?
- Cơ quan quản lý thuế công khai thông tin người nộp thuế có vi phạm pháp luật không?
- Năm 2025, những việc cần lưu ý để không bị quy vào hành vi trốn thuế?
- Nguyên tắc kế toán tài khoản 635 - Chi phí tài chính của Bảo hiểm tiền gửi VN theo Thông tư 177?
- Nghị định 25/2025/NĐ-CP về bộ máy mới của Bộ Nội vụ từ ngày 01/3/2025?
- Lập, quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử theo nguyên tắc nào? Lập hóa đơn không đúng thời điểm khi bán hàng hóa bị xử phạt như thế nào?
- Tiền chậm nộp thuế TNCN có tính ngày nghỉ không?
- Khoản mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện được giảm trừ thuế TNCN mức tối đa bao nhiêu?
- 3 cấp chính quyền địa phương theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025? Danh mục lệ phí thuộc thẩm quyền của HĐND cấp tỉnh?
- Mốc thời gian quan trọng tại Kết luận 126-KL/TW sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy hệ thống chính trị?