Tài liệu kế toán liên quan đến thanh lý tài sản thì phải lưu trữ trong bao lâu?

Tài liệu kế toán liên quan đến thanh lý tài sản thì phải lưu trữ trong bao lâu? Mức xử phạt đối với hành vi không lưu trữ tài liệu kế toán đầy đủ là bao nhiêu tiền?

Tài liệu kế toán liên quan đến thanh lý tài sản thì phải lưu trữ trong bao lâu?

Căn cứ Điều 13 Nghị định 174/2016/NĐ-CP quy định như sau:

Tài liệu kế toán phải lưu trữ tối thiểu 10 năm
1. Chứng từ kế toán sử dụng trực tiếp để ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính, các bảng kê, bảng tổng hợp chi tiết, các sổ kế toán chi tiết, các sổ kế toán tổng hợp, báo cáo tài chính tháng, quý, năm của đơn vị kế toán, báo cáo quyết toán, báo cáo tự kiểm tra kế toán, biên bản tiêu hủy tài liệu kế toán lưu trữ và tài liệu khác sử dụng trực tiếp để ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính.
2. Tài liệu kế toán liên quan đến thanh lý, nhượng bán tài sản cố định; báo cáo kết quả kiểm kê và đánh giá tài sản.
3. Tài liệu kế toán của đơn vị chủ đầu tư, bao gồm tài liệu kế toán của các kỳ kế toán năm và tài liệu kế toán về báo cáo quyết toán dự án hoàn thành thuộc nhóm B, C.
4. Tài liệu kế toán liên quan đến thành lập, chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức sở hữu, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp hoặc chuyển đổi đơn vị, giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động, kết thúc dự án.
5. Tài liệu liên quan tại đơn vị như hồ sơ kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước, hồ sơ thanh tra, kiểm tra, giám sát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc hồ sơ của các tổ chức kiểm toán độc lập.
6. Các tài liệu khác không được quy định tại Điều 12 và Điều 14 Nghị định này.
7. Trường hợp tài liệu kế toán quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 Điều này mà pháp luật khác quy định phải lưu trữ trên 10 năm thì thực hiện lưu trữ theo quy định đó.

Như vậy, tài liệu kế toán liên quan đến thanh lý tài sản thì phải lưu trữ tối thiểu trong vòng 10 năm.

Tài liệu kế toán liên quan đến thanh lý tài sản thì phải lưu trữ trong bao lâu?

Tài liệu kế toán liên quan đến thanh lý tài sản thì phải lưu trữ trong bao lâu? (Hình từ Internet)

Mức xử phạt đối với hành vi không lưu trữ tài liệu kế toán đầy đủ là bao nhiêu tiền?

Căn cứ Điều 15 Nghị định 41/2018/NĐ-CP quy định như sau:

Xử phạt hành vi vi phạm quy định về bảo quản, lưu trữ tài liệu kế toán
1. Phạt cảnh cáo đối với một trong các hành vi sau:
a) Đưa tài liệu kế toán vào lưu trữ chậm từ 12 tháng trở lên so với thời hạn quy định;
b) Không sắp xếp tài liệu kế toán đưa vào lưu trữ theo trình tự thời gian phát sinh và theo kỳ kế toán năm.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Lưu trữ tài liệu kế toán không đầy đủ theo quy định;
b) Bảo quản tài liệu kế toán không an toàn, để hư hỏng, mất mát tài liệu trong thời hạn lưu trữ;
c) Sử dụng tài liệu kế toán trong thời hạn lưu trữ không đúng quy định;
d) Không thực hiện việc tổ chức kiểm kê, phân loại, phục hồi tài liệu kế toán bị mất mát hoặc bị hủy hoại.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Hủy bỏ tài liệu kế toán khi chưa hết thời hạn lưu trữ theo quy định của Luật kế toán nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
b) Không thành lập Hội đồng tiêu hủy, không thực hiện đúng phương pháp tiêu hủy và không lập biên bản tiêu hủy theo quy định khi thực hiện tiêu hủy tài liệu kế toán.

Bên cạnh đó, căn cứ khoản 2 Điều 6 Nghị định 41/2018/NĐ-CP sửa đổi bởi khoản 2 Điều 5 Nghị định 102/2021/NĐ-CP quy định như sau:

Mức phạt tiền trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập
...
2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II, Chương III Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với tổ chức trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 7; Điều 8; Điều 9; Điều 10; Điều 11; Điều 13; Điều 14; Điều 15; Điều 16; Điều 17; Điều 19; khoản 1, khoản 3 Điều 21; Điều 22; Điều 23; Điều 24; Điều 26; Điều 33; Điều 34; khoản 1, khoản 3 Điều 36; khoản 1 Điều 38; khoản 2, khoản 3 Điều 39; khoản 1, khoản 2 Điều 48; khoản 1 Điều 57; khoản 1, khoản 2 Điều 61; Điều 67 là mức phạt tiền đối với cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm thì mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Do vậy, mức xử phạt đối với hành vi không lưu trữ tài liệu kế toán đầy đủ dành cho cá nhân là từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.

Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm thì mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân sẽ là từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.

Tài liệu kế toán
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Doanh nghiệp bảo quản tài liệu kế toán không an toàn, để hư hỏng, mất mát thì xử phạt như thế nào?
Pháp luật
Khi phát hiện tài liệu kế toán bị mất đơn vị kế toán phải làm gì?
Pháp luật
Tài liệu kế toán được tiêu hủy trong trường hợp nào?
Pháp luật
Loại tài liệu kế toán nào phải lưu trữ? Lưu trữ tài liệu kế toán ở đâu?
Pháp luật
Tài liệu kế toán liên quan đến thanh lý tài sản thì phải lưu trữ trong bao lâu?
Pháp luật
Tài liệu kế toán thuế xuất khẩu nhập khẩu là gì? Tài liệu kế toán điện tử phải đáp ứng đầy đủ những điều kiện nào?
Pháp luật
Tài liệu kế toán là gì? Lưu trữ tài liệu kế toán trên phương tiện điện tử như thế nào?
Pháp luật
Những tài liệu kế toán nào phải lưu trữ tối thiểu 5 năm?
Pháp luật
Những tài liệu kế toán nào phải được lưu trữ vĩnh viễn? Tài liệu kế toán được lưu trữ tại đâu?
Pháp luật
Những tài liệu kế toán nào phải lưu trữ tối thiểu 10 năm?
Lê Xuân Thành
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch