Ra quân nghĩa vụ quân sự được hưởng những quyền lợi gì? Trợ cấp nào? Được bao nhiêu tiền?

Ra quân nghĩa vụ quân sự được hưởng những quyền lợi gì? Trợ cấp nào? Được bao nhiêu tiền? Tiền trợ cấp xuất ngũ có đóng thuế thu nhập cá nhân không?

Ra quân nghĩa vụ quân sự được hưởng những quyền lợi gì? Trợ cấp nào? Được bao nhiêu tiền?

Đầu tiên, tại Điều 7 Nghị định 27/2016/NĐ-CP khi ra quân nghĩa vụ quân sự thì hạ sĩ quan, binh sĩ sẽ được hưởng các quyền lợi như:

- Trợ cấp xuất ngũ một lần;

- Trợ cấp thêm khi kéo dài thời gian phục vụ tại ngũ;

- Trợ cấp tạo việc làm;

- Chế độ Bảo hiểm xã hội.

Đồng thời, khi ra quân nghĩa vụ quân sự thì hạ sĩ quan, binh sĩ sẽ được nhận một khoản tiền trợ cấp như sau:

[1] Trợ cấp xuất ngũ một lần

Theo khoản 1 Điều 7 Nghị định 27/2016/NĐ-CP quy định cứ mỗi năm phục vụ trong Quân đội sẽ được trợ cấp bằng 02 tháng tiền lương cơ sở theo quy định tại thời điểm xuất ngũ, cụ thể:

Trợ cấp xuất ngũ một lần = Số năm phục vụ tại ngũ x 02 tháng tiền lương cơ sở

Trường hợp có tháng lẻ được tính như sau:

- Dưới 01 tháng không được hưởng trợ cấp xuất ngũ;

- Từ đủ 01 - đủ 06 tháng: Trợ cấp bằng 01 tháng tiền lương cơ sở;

- Từ trên 06 tháng - 12 tháng: Trợ cấp bằng 02 tháng tiền lương cơ sở.

Ngoài ra, tại khoản 2 Điều 7 Thông tư 95/2016/TT-BQP cũng có quy định về công thức tính trợ cấp xuất ngũ một lần cho hạ sĩ quan, binh sĩ như sau:

Trợ cấp xuất ngũ một lần = Số năm phục vụ tại ngũ x 02 tháng tiền lương cơ sở

Hiện nay, mức lương cơ sở là 2.340.000 đồng/tháng (theo khoản 2 Điều 3 Nghị định 73/2024/NĐ-CP)

Do đó, trường hợp hạ sĩ quan, binh sĩ có thời gian nhập ngũ đủ 24 tháng, trợ cấp xuất ngũ một lần như sau:

Trợ cấp xuất ngũ một lần = 2 x 2 x 2,34 triệu đồng = 9,36 triệu đồng.

Như vậy, có thể thấy binh sĩ, hạ sĩ quan xuất ngũ sẽ được hưởng trợ cấp xuất ngũ một lần là 9,36 triệu đồng.

[2] Trợ cấp thêm khi kéo dài thời gian phục vụ tại ngũ

Theo khoản 2 Điều 7 Nghị định 27/2016/NĐ-CP nếu hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ đủ 30 tháng khi xuất ngũ được trợ cấp thêm 02 tháng phụ cấp quân hàm hiện hưởng;

- Nếu xuất ngũ trước thời hạn 30 tháng thì thời gian phục vụ tại ngũ từ tháng thứ 25 - dưới 30 tháng được trợ cấp thêm 01 tháng phụ cấp quân hàm hiện hưởng.

Như vậy, ngoài khoản trợ cấp bằng ít nhất là 9,36 triệu đồng, hạ sĩ quan, binh sĩ xuất ngũ năm có thời gian kéo dài thời gian phục vụ được hưởng thêm một khoản trợ cấp là 01 tháng phụ cấp quân hàm hiện hưởng. Thời gian phục vụ tại ngũ đủ 30 tháng được trợ cấp thêm 02 tháng phụ cấp quân hàm hiện hưởng

[3] Trợ cấp tạo việc làm

Theo khoản 3 Điều 7 Nghị định 27/2016/NĐ-CP quy định hạ sĩ quan, binh sĩ ra quân nghĩa vụ quân sự khi xuất ngũ được trợ cấp tạo việc làm bằng 06 tháng tiền lương cơ sở tại thời điểm xuất ngũ.

Như vậy trợ cấp việc làm binh sĩ, hạ sĩ quan xuất ngũ như sau:

6 x 2,34 triệu đồng = 14,04 triệu đồng.

[4] Bảo hiểm xã hội một lần

Theo điểm d khoản 1 Điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn được hưởng BHXH một lần khi xuất ngũ nếu có nhu cầu.

Mức hưởng BHXH một lần được tính theo số năm đã đóng BHXH, mỗi năm được 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.

Trong đó:

- Nếu sau khi xuất ngũ mà được thanh toán tiền BHXH một lần thì khoảng thời gian đó không được cộng vào thời gian tham gia BHXH.

- Nếu xuất ngũ mà không hưởng trợ cấp BHXH một lần thì thời gian đóng BHXH được cộng nối thời gian công tác có đóng BHXH để làm cơ sở tính hưởng các chế độ BHXH sau này.

Ra quân nghĩa vụ quân sự được hưởng những quyền lợi gì? Trợ cấp nào? Được bao nhiêu tiền?

Ra quân nghĩa vụ quân sự được hưởng những quyền lợi gì? Trợ cấp nào? Được bao nhiêu tiền? (Hình từ Internet)

Tiền trợ cấp xuất ngũ có đóng thuế thu nhập cá nhân không?

Căn cứ tại điểm b khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định về các khoản thu nhập chịu thuế như sau:

Các khoản thu nhập chịu thuế
...
2. Thu nhập từ tiền lương, tiền công
Thu nhập từ tiền lương, tiền công là thu nhập người lao động nhận được từ người sử dụng lao động, bao gồm:
a) Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công dưới các hình thức bằng tiền hoặc không bằng tiền.
b) Các khoản phụ cấp, trợ cấp, trừ các khoản phụ cấp, trợ cấp sau:
b.1) Trợ cấp, phụ cấp ưu đãi hàng tháng và trợ cấp một lần theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công.
b.2) Trợ cấp hàng tháng, trợ cấp một lần đối với các đối tượng tham gia kháng chiến, bảo vệ tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế, thanh niên xung phong đã hoàn thành nhiệm vụ.
b.3) Phụ cấp quốc phòng, an ninh; các khoản trợ cấp đối với lực lượng vũ trang.
...

Như vậy, theo quy định trên thì tiền trợ cấp xuất ngũ là một trong những khoản trợ cấp đối với lực lương vũ trong.

Do đó, tiền trợ cấp xuất ngũ có đóng thuế thu nhập cá nhân theo quy định pháp luật.

Nguyễn Trần Cao Kỵ
Nghĩa vụ quân sự
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Ra quân nghĩa vụ quân sự được hưởng những quyền lợi gì? Trợ cấp nào? Được bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Lịch ra quân 2025? Tiền ra quân 2025 là bao nhiêu? Tiền ra quân 2025 có chịu thuế TNCN không?
Pháp luật
Đã kết hôn có được miễn nghĩa vụ quân sự không? Mức trợ cấp tạo việc làm khi xuất ngũ có nộp thuế TNCN không?
Pháp luật
Mức phạt tiền đối với hành vi trốn nghĩa vụ quân sự 2025 là bao nhiêu?
Pháp luật
Đi nghĩa vụ quân sự 2025 trước Tết Âm lịch hay sau Tết Âm lịch? Tiền tham gia thể dục thể thao khi đi NVQS có phải đóng thuế TNCN không?
Pháp luật
Mức trợ cấp xuất ngũ khi ra quân vào năm 2025?
Pháp luật
Đi nghĩa vụ quân sự 2025 được hưởng các khoản trợ cấp nào? Trợ cấp xuất ngũ có phải đóng thuế thu nhập cá nhân không?
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch