Mức phạt tiền đối với hành vi trốn nghĩa vụ quân sự 2025 là bao nhiêu?
Mức phạt tiền đối với hành vi trốn nghĩa vụ quân sự 2025 là bao nhiêu?
Căn cứ theo Điều 30 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015, về độ tuổi gọi nhập ngũ quy định như sau:
Độ tuổi gọi nhập ngũ
Công dân đủ 18 tuổi được gọi nhập ngũ; độ tuổi gọi nhập ngũ từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi; công dân được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ thì độ tuổi gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi.
Do đó, độ tuổi nhập ngũ đối với công dân là từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi. Trường hợp công dân được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học là từ đủ 18 tuổi đến hết 27 tuổi.
Căn cứ theo Điều 7 Nghị định 120/2013/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 9 Điều 1 Nghị định 37/2022/NĐ-CP quy định người vi phạm quy định về nhập ngũ sẽ bị phạt hành chính như sau:
Vi phạm quy định về nhập ngũ
1. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi không có mặt đúng thời gian hoặc địa điểm tập trung ghi trong lệnh gọi nhập ngũ mà không có lý do chính đáng.
2. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi gian dối nhằm trốn tránh thực hiện lệnh gọi nhập ngũ sau khi đã có kết quả khám tuyển sức khỏe nghĩa vụ quân sự đủ điều kiện nhập ngũ theo quy định.
3. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với hành vi không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
...
Như vậy, từ quy định trên ta thấy rằng, công dân có hành vi trốn nghĩa vụ quân sự 2025 hay không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ có thể bị phạt hành chính với số tiền lên đến 75 triệu đồng.
Đồng thời, buộc thực hiện nghĩa vụ quân sự đối với người có hành vi trốn nghĩa vụ quân sự.
Lưu ý: Mức phạt tiền đối với các hành vi vi phạm trên là của cá nhân đối với tổ chức có hành vi vi phạm như cá nhân thì mức phạt tiền bằng hai lần mức phạt tiền đối với cá nhân. (Theo khoản 2 Điều 3 Nghị định 120/2013/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Nghị định 37/2022/NĐ-CP)
Mức phạt tiền đối với hành vi trốn nghĩa vụ quân sự 2025 là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Trốn nghĩa vụ quân sự có đi tù không?
Căn cứ theo Điều 332 Bộ luật Hình sự 2015, về tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự quy định như sau:
Trốn tránh nghĩa vụ quân sự:
Người nào không chấp hành đúng quy định của pháp luật về đăng ký nghĩa vụ quân sự, không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ, lệnh gọi tập trung huấn luyện, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Tự gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của mình;
b) Phạm tội trong thời chiến;
c) Lôi kéo người khác phạm tội.
Do đó, tùy vào mức độ vi phạm mà công dân trốn nghĩa vụ quân sự 2025 sẽ bị xử lý hình sự nếu đã bị xử phạt hành chính về hành vi trốn nghĩa vụ quân sự hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng - 2 năm.
Trường hợp có thêm các tình tiết tăng nặng như: Tự gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của mình; Lôi kéo người khác phạm tội… mức phạt tối đa là 5 năm
Khoản trợ cấp quân sự có phải đóng thuế thu nhập cá nhân?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC, (được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 11 Thông tư 92/2015/TT-BTC), quy định về các khoản thu nhập chịu thuế như sau:
Các khoản thu nhập chịu thuế
...
2. Thu nhập từ tiền lương, tiền công
...
b) Các khoản phụ cấp, trợ cấp, trừ các khoản phụ cấp, trợ cấp sau:
b.1) Trợ cấp, phụ cấp ưu đãi hàng tháng và trợ cấp một lần theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công.
b.2) Trợ cấp hàng tháng, trợ cấp một lần đối với các đối tượng tham gia kháng chiến, bảo vệ tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế, thanh niên xung phong đã hoàn thành nhiệm vụ.
b.3) Phụ cấp quốc phòng, an ninh; các khoản trợ cấp đối với lực lượng vũ trang.
b.4) Phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với những ngành, nghề hoặc công việc ở nơi làm việc có yếu tố độc hại, nguy hiểm.
b.5) Phụ cấp thu hút, phụ cấp khu vực.
...
Như vậy, theo quy định của pháp luật thì các khoản trợ cấp đối với lực lượng vũ trang là các khoản trợ cấp được loại trừ đóng thuế thu nhập cá nhân. Do đó, trợ cấp quân sự không được xem là thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân.
- Có thể dùng phương pháp xé nhỏ để tiêu hủy hóa đơn giấy do cơ quan thuế đặt in được không?
- Cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính gồm những cơ quan nào? Tổng cục Thuế có thuộc Bộ Tài chính?
- Học sinh các cấp thi cuối học kỳ 1 vào thời gian nào? Trường công lập tổ chức dạy học thêm có phải nộp thuế TNDN không?
- Nghỉ việc có được ủy quyền quyết toán thuế TNCN?
- Mức thu phí thẩm định giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ vũ trường đối với hộ kinh doanh tại thị xã là bao nhiêu?
- Người lao động có được phép tạm trú trong khu công nghiệp hay không? Có bắt buộc phải nộp lệ phí đăng ký tạm trú đối với người lao động không?
- Ủy nhiệm lập hóa đơn điện tử có cần phải thông báo cho cơ quan thuế không?
- Mẫu thông báo về việc không chấp thuận nộp dần tiền thuế nợ theo Thông tư 80 sử dụng mẫu nào?
- Năm 2025 mức thu phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoảng sản là bao nhiêu?
- Thu nhập từ chuyển nhượng nhà ở hình thành trong tương lai có phải thu nhập chịu thuế TNCN?