Nguyên tắc lập Báo cáo tài chính của doanh nghiệp đáp ứng giả định hoạt động liên tục theo Thông tư 200?
Doanh nghiệp đáp ứng giả định hoạt động liên tục là gì?
Theo khoản 1, khoản 2 Điều 106 Thông tư 200/2014/T-BTC quy định khi lập và trình bày Báo cáo tài chính, doanh nghiệp phải xem xét giả định về sự hoạt động liên tục.
Trong đó, doanh nghiệp bị coi là không hoạt động liên tục nếu hết thời hạn hoạt động mà không có hồ sơ xin gia hạn hoạt động, dự kiến chấm dứt hoạt động (phải có văn bản cụ thể gửi cơ quan có thẩm quyền) hoặc bị cơ quan có thẩm quyền yêu cầu giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động trong vòng không quá 12 tháng kể từ ngày lập Báo cáo tài chính. Đối với doanh nghiệp có chu kỳ sản xuất, kinh doanh thông thường hơn 12 tháng thì không quá một chu kỳ sản xuất kinh doanh thông thường.
Như vậy, doanh nghiệp đáp ứng giả định hoạt động liên tục là doanh nghiệp không thuộc trường hợp bị coi là không hoạt động liên tục nêu trên. Đồng thời, trong một số trường hợp sau doanh nghiệp vẫn được coi là hoạt động liên tục:
- Việc cổ phần hóa một doanh nghiệp Nhà nước thành công ty cổ phần. Việc xử lý tài chính khi cổ phần hóa là trường hợp đặc biệt, mặc dù phải tiến hành xác định lại giá trị doanh nghiệp, đánh giá lại tài sản và nợ phải trả nhưng về bản chất doanh nghiệp vẫn duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh như bình thường;
- Việc thay đổi hình thức sở hữu doanh nghiệp, ví dụ chuyển một công ty TNHH thành công ty cổ phần hoặc ngược lại;
- Việc chuyển một đơn vị có tư cách pháp nhân hạch toán độc lập thành một đơn vị không có tư cách pháp nhân hạch toán phụ thuộc hoặc ngược lại (ví dụ chuyển một công ty con thành một chi nhánh hoặc ngược lại) vẫn được coi là hoạt động liên tục.
Nguyên tắc lập Báo cáo tài chính của doanh nghiệp đáp ứng giả định hoạt động liên tục theo Thông tư 200? (Hình từ Internet)
Nguyên tắc lập Báo cáo tài chính của doanh nghiệp đáp ứng giả định hoạt động liên tục theo Thông tư 200?
Theo Điều 102 Thông tư 200/2014/TT-BTC quy định nguyên tắc lập Báo cáo tài chính của doanh nghiệp đáp ứng giả định hoạt động liên tục như sau:
Việc lập và trình bày Báo cáo tài chính phải tuân thủ các quy định tại Chuẩn mực kế toán “Trình bày Báo cáo tài chính” và các chuẩn mực kế toán khác có liên quan. Các thông tin trọng yếu phải được giải trình để giúp người đọc hiểu đúng thực trạng tình hình tài chính của doanh nghiệp.
>>> Xem thêm: Chuẩn mực kế toán là gì? Hệ thống 26 chuẩn mực kế toán Việt Nam?
- Báo cáo tài chính phải phản ánh đúng bản chất kinh tế của các giao dịch và sự kiện hơn là hình thức pháp lý của các giao dịch và sự kiện đó (tôn trọng bản chất hơn hình thức).
- Tài sản không được ghi nhận cao hơn giá trị có thể thu hồi; Nợ phải trả không được ghi nhận thấp hơn nghĩa vụ phải thanh toán.
-. Phân loại tài sản và nợ phải trả: Tài sản và nợ phải trả trên Bảng cân đối kế toán phải được trình bày thành ngắn hạn và dài hạn; Trong từng phần ngắn hạn và dài hạn, các chỉ tiêu được sắp xếp theo tính thanh khoản giảm dần.
- Tài sản và nợ phải trả phải được trình bày riêng biệt. Chỉ thực hiện bù trừ khi tài sản và nợ phải trả liên quan đến cùng một đối tượng, có vòng quay nhanh, thời gian đáo hạn ngắn, phát sinh từ các giao dịch và sự kiện cùng loại.
- Các khoản mục doanh thu, thu nhập, chi phí phải được trình bày theo nguyên tắc phù hợp và đảm bảo nguyên tắc thận trọng.
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và báo cáo lưu chuyển tiền tệ phản ánh các khoản mục doanh thu, thu nhập, chi phí và luồng tiền của kỳ báo cáo. Các khoản doanh thu, thu nhập, chi phí của các kỳ trước có sai sót làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh và lưu chuyển tiền phải được điều chỉnh hồi tố, không điều chỉnh vào kỳ báo cáo.
- Khi lập Báo cáo tài chính tổng hợp giữa doanh nghiệp và các đơn vị cấp dưới không có tư cách pháp nhân hạch toán phụ thuộc, số dư các khoản mục nội bộ của Bảng cân đối kế toán, các khoản doanh thu, chi phí, lãi, lỗ được coi là chưa thực hiện phát sinh từ các giao dịch nội bộ đều phải được loại trừ.
- Thu nhập từ tiền lương tiền công tại Việt Nam của người nước ngoài có được giảm trừ gia cảnh?
- Ban hành 43 chuẩn mực kiểm toán mới nhất năm 2025?
- Xuất nhiều hóa đơn dưới 20 triệu trong cùng 1 ngày nhưng tổng giá trị trên 20 triệu thì chỉ được khấu trừ thuế khi có chứng từ thanh toán nào?
- Chi nhánh của doanh nghiệp mới thành lập có được miễn lệ phí môn bài không?
- Đăng ký mã số thuế cá nhân khi nào? Hồ sơ đăng ký thuế lần đầu gồm những gì?
- Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ Karaoke mới nhất?
- Sản xuất bánh kẹo ngày Tết 2025 có phải nộp thuế giá trị gia tăng không?
- Đơn vị kế toán là gì? Việc lập báo cáo tài chính của đơn vị kế toán được thực hiện thế nào?
- Doanh nghiệp có được sử dụng hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế không?
- Chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế có bị hoãn xuất cảnh hay không?