Nguyên tắc kế toán Tài khoản 336 – Phải trả nội bộ theo Thông tư 200?

Nguyên tắc kế toán Tài khoản 336 – Phải trả nội bộ theo Thông tư 200? Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 336 – Phải trả nội bộ?

Nguyên tắc kế toán Tài khoản 336 – Phải trả nội bộ theo Thông tư 200?

Căn cứ quy định tại Điều 55 Thông tư 200/2014/TT-BTC quy định nguyên tắc kế toán tài khoản 336 về khoản phải trả nội bộ như sau:

(1) Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình thanh toán các khoản phải trả giữa doanh nghiệp với các đơn vị trực thuộc không có tư cách pháp nhân hạch toán phụ thuộc có tổ chức công tác kế toán (sau đây gọi là đơn vị hạch toán phụ thuộc); Giữa các đơn vị hạch toán phụ thuộc của cùng một doanh nghiệp với nhau.

Trong doanh nghiệp, việc phân loại các đơn vị cấp dưới trực thuộc cho mục đích kế toán được căn cứ vào bản chất của đơn vị (hạch toán độc lập hay hạch toán phụ thuộc, có tư cách pháp nhân hay không, có người đại diện trước pháp luật hay không) mà không phụ thuộc vào tên gọi của đơn vị đó (đơn vị thành viên, chi nhánh, xí nghiệp, tổ, đội...).

(2) Không phản ánh vào tài khoản 336 các giao dịch thanh toán giữa công ty mẹ với các công ty con và giữa các công ty con với nhau (giữa các đơn vị có tư cách pháp nhân hạch toán độc lập).

(3) Các khoản phải trả nội bộ phản ánh trên tài khoản 336 "Phải trả nội bộ" bao gồm khoản phải trả về vốn kinh doanh và các khoản đơn vị hạch toán phụ thuộc phải nộp doanh nghiệp, phải trả đơn vị hạch toán phụ thuộc khác; Các khoản doanh nghiệp phải cấp cho đơn vị hạch toán phụ thuộc. Các khoản phải trả, phải nộp có thể là quan hệ nhận tài sản, vốn, kinh phí, thanh toán vãng lai, chi hộ trả hộ, lãi vay, chênh lệch tỷ giá...;

d) Tùy theo việc phân cấp quản lý và đặc điểm hoạt động, doanh nghiệp quyết định đơn vị hạch toán phụ thuộc ghi nhận khoản vốn kinh doanh được doanh nghiệp cấp vào TK 3361 – Vốn kinh doanh tại các đơn vị trực thuộc hoặc TK 411 – Vốn đầu tư của chủ sở hữu.

(4) Tài khoản 336 "Phải trả nội bộ" được hạch toán chi tiết cho từng đơn vị có quan hệ thanh toán, trong đó được theo dõi theo từng khoản phải nộp, phải trả.

(5) Cuối kỳ, kế toán tiến hành kiểm tra, đối chiếu tài khoản 136, tài khoản 336 giữa các đơn vị theo từng nội dung thanh toán nội bộ để lập biên bản thanh toán bù trừ theo từng đơn vị làm căn cứ hạch toán bù trừ trên 2 tài khoản này. Khi đối chiếu, nếu có chênh lệch, phải tìm nguyên nhân và điều chỉnh kịp thời.

Nguyên tắc kế toán Tài khoản 336 – Phải trả nội bộ theo Thông tư 200?

Nguyên tắc kế toán Tài khoản 336 – Phải trả nội bộ theo Thông tư 200?

Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 336 – Phải trả nội bộ?

Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 55 Thông tư 200/2014TT-BTC quy định Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 336:

Bên Nợ:

- Số tiền đã trả cho đơn vị hạch toán phụ thuộc;

- Số tiền đơn vị hạch toán phụ thuộc đã nộp doanh nghiệp;

- Số tiền đã trả các khoản mà các đơn vị nội bộ chi hộ, hoặc thu hộ đơn vị nội bộ;

- Bù trừ các khoản phải thu với các khoản phải trả của cùng một đơn vị có quan hệ thanh toán.

Bên Có:

- Số vốn kinh doanh của đơn vị hạch toán phụ thuộc được doanh nghiệp cấp

- Số tiền đơn vị hạch toán phụ thuộc phải nộp doanh nghiệp;

- Số tiền phải trả cho đơn vị hạch toán phụ thuộc;

- Số tiền phải trả cho các đơn vị khác trong nội bộ về các khoản đã được đơn vị khác chi hộ và các khoản thu hộ đơn vị khác.

Số dư bên Có: Số tiền còn phải trả, phải nộp cho doanh nghiệp và các đơn vị trong nội bộ doanh nghiệp.

Tài khoản 336 - Phải trả nội bộ, có 4 tài khoản cấp 2:

- Tài khoản 3361 - Phải trả nội bộ về vốn kinh doanh: Tài khoản này chỉ mở ở đơn vị cấp dưới không có tư cách pháp nhân hạch toán phụ thuộc để phản ánh số vốn kinh doanh được doanh nghiệp cấp trên giao.

Tài khoản này không phản ánh số vốn của các công ty con hoặc đơn vị có bản chất là công ty con (các đơn vị trực thuộc có tư cách pháp nhân hạch toán độc lập) nhận góp từ công ty mẹ.

- Tài khoản 3362 - Phải trả nội bộ về chênh lệch tỷ giá: Tài khoản này chỉ mở ở BQLDA trực thuộc doanh nghiệp là Chủ đầu tư, dùng để phản ánh khoản chênh lệch tỷ giá phát sinh phải trả doanh nghiệp.

- Tài khoản 3363 - Phải trả nội bộ về chi phí đi vay đủ điều kiện được vốn hoá: Tài khoản này chỉ mở ở BQLDA trực thuộc doanh nghiệp là Chủ đầu tư, dùng để phản ánh khoản chi phí đi vay được vốn hóa phát sinh phải chuyển cho doanh nghiệp .

- Tài khoản 3368 - Phải trả nội bộ khác: Phản ánh tất cả các khoản phải trả khác giữa các đơn vị nội bộ trong cùng một doanh nghiệp.

Nguyên tắc kế toán
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Nguyên tắc kế toán Tài khoản 113 – Tiền đang chuyển theo Thông tư 200?
Pháp luật
Nguyên tắc kế toán Tài khoản 515 - Doanh thu hoạt động tài chính theo Thông tư 177?
Pháp luật
Tài khoản 336 của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam có bao nhiêu tài khoản cấp 2?
Pháp luật
Nguyên tắc kế toán Tài khoản 141 theo Thông tư 200 ra sao? Hướng dẫn phương pháp hạch toán tài khoản 141?
Pháp luật
Tài khoản 1364 của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam là tài khoản gì?
Pháp luật
Tài khoản 136 của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam có bao nhiêu tài khoản cấp 2?
Pháp luật
Nguyên tắc kế toán Tài khoản 334 - Phải trả người lao động theo Thông tư 200? Hướng dẫn phương pháp hạch toán tài khoản 334?
Pháp luật
Nguyên tắc kế toán Tài khoản 336 khoản phải trả nội bộ của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam theo Thông tư 177?
Pháp luật
Nguyên tắc kế toán Tài khoản 336 – Phải trả nội bộ theo Thông tư 200?
Pháp luật
Nguyên tắc kế toán Tài khoản 171 - Giao dịch mua, bán lại trái phiếu Chính phủ theo Thông tư 200?
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch