Ngày kết thúc kỳ kế toán năm được xác định là ngày nào?
Ngày kết thúc kỳ kế toán năm được xác định là ngày nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 12 Luật Kế toán 2015 quy định về kỳ kế toán như sau:
Kỳ kế toán
1. Kỳ kế toán gồm kỳ kế toán năm, kỳ kế toán quý, kỳ kế toán tháng và được quy định như sau:
a) Kỳ kế toán năm là 12 tháng, tính từ đầu ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12 năm dương lịch. Đơn vị kế toán có đặc thù về tổ chức, hoạt động được chọn kỳ kế toán năm là 12 tháng tròn theo năm dương lịch, bắt đầu từ đầu ngày 01 tháng đầu quý này đến hết ngày cuối cùng của tháng cuối quý trước năm sau và phải thông báo cho cơ quan tài chính, cơ quan thuế;
b) Kỳ kế toán quý là 03 tháng, tính từ đầu ngày 01 tháng đầu quý đến hết ngày cuối cùng của tháng cuối quý;
c) Kỳ kế toán tháng là 01 tháng, tính từ đầu ngày 01 đến hết ngày cuối cùng của tháng.
2. Kỳ kế toán của đơn vị kế toán mới được thành lập được quy định như sau:
a) Kỳ kế toán đầu tiên của doanh nghiệp mới được thành lập tính từ đầu ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đến hết ngày cuối cùng của kỳ kế toán năm, kỳ kế toán quý, kỳ kế toán tháng theo quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Kỳ kế toán đầu tiên của đơn vị kế toán khác tính từ đầu ngày quyết định thành lập đơn vị kế toán có hiệu lực đến hết ngày cuối cùng của kỳ kế toán năm, kỳ kế toán quý, kỳ kế toán tháng theo quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Đơn vị kế toán khi bị chia, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi loại hình hoặc hình thức sở hữu, giải thể, chấm dứt hoạt động, phá sản thì kỳ kế toán cuối cùng tính từ đầu ngày kỳ kế toán năm, kỳ kế toán quý, kỳ kế toán tháng theo quy định tại khoản 1 Điều này đến hết ngày trước ngày quyết định chia, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi loại hình hoặc hình thức sở hữu, giải thể, chấm dứt hoạt động, phá sản đơn vị kế toán có hiệu lực.
...
Theo đó, kỳ kế toán bao gồm kỳ kế toán năm, kỳ kế toán quý, kỳ kế toán tháng và được xác định cụ thể như sau:
(1) Kỳ kế toán năm là 12 tháng, tính từ đầu ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12 năm dương lịch
(2) Kỳ kế toán quý là 03 tháng, tính từ đầu ngày 01 tháng đầu quý đến hết ngày cuối cùng của tháng cuối quý
(3) Kỳ kế toán tháng là 01 tháng, tính từ đầu ngày 01 đến hết ngày cuối cùng của tháng
Như vậy, ngày kết thúc kỳ kế toán năm được xác định là hết ngày 31 tháng 12 năm dương lịch.
Ngoài ra, một số trường hợp khác thì ngày kết thúc kỳ kế toán năm được xác định cụ thể như sau:
- Trường hợp đơn vị kế toán có đặc thù về tổ chức, hoạt động được chọn kỳ kế toán năm là 12 tháng tròn theo năm dương lịch, bắt đầu từ đầu ngày 01 tháng đầu quý này thì ngày kết thúc kỳ kế toán năm là hết ngày cuối cùng của tháng cuối quý trước năm sau.
- Trường hợp đơn vị kế toán khi bị chia, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi loại hình hoặc hình thức sở hữu, giải thể, chấm dứt hoạt động, phá sản thì ngày kết thúc kỳ kế toán cuối cùng là đến hết ngày trước ngày quyết định chia, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi loại hình hoặc hình thức sở hữu, giải thể, chấm dứt hoạt động, phá sản đơn vị kế toán có hiệu lực
Ngày kết thúc kỳ kế toán năm được xác định là ngày nào? (Hình từ internet)
Áp dụng sai quy định kỳ kế toán thì phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Nghị định 41/2018/NĐ-CP quy định về xử phạt hành vi vi phạm quy định chung về pháp luật kế toán như sau:
Xử phạt hành vi vi phạm quy định chung về pháp luật kế toán
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Áp dụng sai quy định về chữ viết; chữ số trong kế toán;
b) Áp dụng sai quy định về đơn vị tiền tệ trong kế toán;
c) Áp dụng sai quy định về kỳ kế toán;
d) Áp dụng sai chế độ kế toán mà đơn vị thuộc đối tượng áp dụng.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện hành vi ban hành, công bố chuẩn mực kế toán, chuẩn mực kiểm toán, chế độ kế toán không đúng thẩm quyền.
Đồng thời, căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Nghị định 41/2018/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập như sau:
Mức phạt tiền trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập
1. Mức phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập là 50.000.000 đồng đối với cá nhân và 100.000.000 đồng đối với tổ chức.
2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với tổ chức trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 7; 8; 9; 10; 11; 13; 14; 15; 16; 17; Điều 19; khoản 1, 3 Điều 21; 22; Điều 23; 24; 26; 33; 34; khoản 1, khoản 3 Điều 36; khoản 1 Điều 38; khoản 2, khoản 3 Điều 39; khoản 1, khoản 2 Điều 48; khoản 1 Điều 57; khoản 1, khoản 2 Điều 61, Điều 67 là mức phạt tiền đối với cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm thì mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
...
Như vậy, khi áp dụng sai quy định kỳ kế toán thì mức xử phạt hành chính áp dụng bị phạt tiền từ 10.000.000 đến 20.000.000 đồng đối với cá nhân có hành vi vi phạm.
Đồng thời đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm thì mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân với mức phạt tiền áp dụng từ 20.000.000 đến 40.000.000 đồng.
- Từ ngày 01/07/2025, sản phẩm muối nào không chịu thuế giá trị gia tăng?
- Đơn vị kế toán phải có trách nhiệm thực hiện kết luận của đoàn kiểm tra kế toán đúng không?
- Thời gian thông báo mã số thuế là bao nhiêu ngày?
- Ký hiệu mẫu số hóa đơn điện tử được quy định ra sao?
- Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có phải thực hiện kiểm toán độc lập không?
- Chữ số hiển thị trên hóa đơn điện tử có bao gồm phần chữ số thập phân không?
- Năm sinh nào không phải nộp lệ phí khi thực hiện cấp đổi thẻ căn cước 2025?
- Nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản thì thời gian khoanh tiền thuế nợ tính từ ngày nào?
- Một năm có mấy kỳ kế toán tháng thuế xuất khẩu, nhập khẩu? Thời điểm đóng kỳ kế toán thuế xuất khẩu, nhập khẩu năm 2025 là ngày nào?
- Hộ kinh doanh mới thành lập chưa hoạt động thì có nộp tờ khai thuế môn bài không?