Mức trợ cấp thai sản của người tham gia BHXH tự nguyện từ 01/7/2025 là bao nhiêu?

Từ ngày 01/7/2025, trợ cấp thai sản đối với BHXH tự nguyện bao nhiêu? Đối tượng và điều kiện hưởng trợ cấp thai sản của BHXH tự nguyện?

Từ ngày 01/7/2025, mức trợ cấp thai sản của người tham gia BHXH tự nguyện?

Căn cứ Điều 95 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định về trợ cấp thai sản như sau:

Trợ cấp thai sản
1. Mức trợ cấp thai sản là 2.000.000 đồng cho mỗi con được sinh ra và mỗi thai từ 22 tuần tuổi trở lên chết trong tử cung, thai chết trong khi chuyển dạ.
Lao động nữ là người dân tộc thiểu số hoặc lao động nữ là người dân tộc Kinh có chồng là người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo khi sinh con còn được hưởng chính sách hỗ trợ khác theo quy định của Chính phủ.
2. Ngân sách nhà nước bảo đảm thực hiện quy định tại khoản 1 Điều này. Chính phủ quyết định điều chỉnh mức trợ cấp thai sản phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội và khả năng của ngân sách nhà nước từng thời kỳ.

Do đó, từ ngày 01/7/2025, mức trợ cấp thai sản đối với BHXH tự nguyện sẽ là 2.000.000 đồng cho mỗi con được sinh ra và mỗi thai từ 22 tuần tuổi trở lên chết trong tử cung hoặc thai chết trong khi chuyển dạ.

Ngoài ra, đối với lao động nữ là người dân tộc thiểu số hoặc lao động nữ là người dân tộc Kinh có chồng là người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo khi sinh con, họ sẽ còn được hưởng các chính sách hỗ trợ khác theo quy định của Chính phủ.

Mức trợ cấp này có thể được điều chỉnh theo quyết định của Chính phủ, tùy vào điều kiện phát triển kinh tế - xã hội và khả năng ngân sách nhà nước trong từng thời kỳ.

Tiền trợ cấp thai sản có tính thuế thu nhập cá nhân hay không?

Căn cứ vào tiết b.6 điểm d khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định về các khoản thu nhập chịu thuế như sau:

Các khoản thu nhập chịu thuế
Theo quy định tại Điều 3 Luật Thuế thu nhập cá nhân và Điều 3 Nghị định số 65/2013/NĐ-CP, các khoản thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân bao gồm:
...
2. Thu nhập từ tiền lương, tiền công
Thu nhập từ tiền lương, tiền công là thu nhập người lao động nhận được từ người sử dụng lao động, bao gồm:
a) Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công dưới các hình thức bằng tiền hoặc không bằng tiền.
b) Các khoản phụ cấp, trợ cấp, trừ các khoản phụ cấp, trợ cấp sau:
b.1) Trợ cấp, phụ cấp ưu đãi hàng tháng và trợ cấp một lần theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công.
b.2) Trợ cấp hàng tháng, trợ cấp một lần đối với các đối tượng tham gia kháng chiến, bảo vệ tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế, thanh niên xung phong đã hoàn thành nhiệm vụ.
b.3) Phụ cấp quốc phòng, an ninh; các khoản trợ cấp đối với lực lượng vũ trang.
b.4) Phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với những ngành, nghề hoặc công việc ở nơi làm việc có yếu tố độc hại, nguy hiểm.
b.5) Phụ cấp thu hút, phụ cấp khu vực.
b.6) Trợ cấp khó khăn đột xuất, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi, mức hưởng chế độ thai sản, mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau thai sản, trợ cấp do suy giảm khả năng lao động, trợ cấp hưu trí một lần, tiền tuất hàng tháng, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thất nghiệp và các khoản trợ cấp khác theo quy định của Bộ luật Lao động và Luật Bảo hiểm xã hội.
...

Theo quy định trên, trợ cấp mức hưởng chế độ thai sản theo quy định của Bộ luật Lao động 2019Luật Bảo hiểm xã hội 2024 thuộc khoản phụ cấp, trợ cấp không phải chịu thuế thu nhập cá nhân.

Ngoài ra, tiền hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản của lao động nữa cũng không phải đóng thuế TNCN.

Từ ngày 01/7/2025, mức trợ cấp thai sản của người tham gia BHXH tự nguyện?

Từ ngày 01/7/2025, mức trợ cấp thai sản của người tham gia BHXH tự nguyện?

Đối tượng và điều kiện hưởng trợ cấp thai sản của BHXH tự nguyện?

Căn cứ Điều 94 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định đối tượng và điều kiện hưởng trợ cấp thai sản như sau:

Đối tượng và điều kiện hưởng trợ cấp thai sản
1. Đối tượng có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện hoặc vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con được hưởng trợ cấp thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Lao động nữ sinh con;
b) Lao động nam có vợ sinh con.
2. Trường hợp chỉ có mẹ tham gia bảo hiểm xã hội mà mẹ chết sau khi sinh con thì cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng được hưởng trợ cấp thai sản.
3. Trường hợp cả cha và mẹ cùng tham gia bảo hiểm xã hội đủ điều kiện hưởng trợ cấp thai sản quy định tại khoản 1 Điều này thì chỉ cha hoặc mẹ được hưởng trợ cấp thai sản.
4. Trường hợp người quy định tại khoản 1 Điều này vừa có đủ điều kiện hưởng trợ cấp thai sản trong bảo hiểm xã hội tự nguyện và vừa có đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản trong bảo hiểm xã hội bắt buộc thì chỉ được hưởng chế độ thai sản trong bảo hiểm xã hội bắt buộc.
5. Trường hợp mẹ đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản trong bảo hiểm xã hội bắt buộc, cha đủ điều kiện hưởng trợ cấp thai sản trong bảo hiểm xã hội tự nguyện thì mẹ được hưởng chế độ thai sản trong bảo hiểm xã hội bắt buộc và cha được hưởng trợ cấp thai sản trong bảo hiểm xã hội tự nguyện.
6. Trường hợp cha đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản trong bảo hiểm xã hội bắt buộc, mẹ đủ điều kiện hưởng trợ cấp thai sản trong bảo hiểm xã hội tự nguyện thì cha được hưởng chế độ thai sản trong bảo hiểm xã hội bắt buộc và mẹ được hưởng trợ cấp thai sản trong bảo hiểm xã hội tự nguyện.

Căn cứ quy định trên, đối tượng và điều kiện hưởng trợ cấp thai sản để hưởng trợ cấp thai sản như sau:

(1) Đối tượng hưởng trợ cấp thai sản:

- Lao động nữ sinh con hoặc Lao động nam có vợ sinh con mà đã tham gia BHXH tự nguyện (hoặc cả BHXH bắt buộc và tự nguyện) và có đủ 6 tháng đóng BHXH trong vòng 12 tháng trước khi sinh con.

- Trường hợp mẹ chết sau khi sinh con thì cha hoặc người nuôi dưỡng trực tiếp được hưởng trợ cấp thai sản.

- Trường hợp cả cha và mẹ cùng tham gia BHXH thì chỉ có một bên (cha hoặc mẹ) được hưởng trợ cấp thai sản.z

- Trường hợp vừa tham gia BHXH tự nguyện và BHXH bắt buộc, đủ điều kiện hưởng trợ cấp thai sản ở cả hai hình thức, người lao động chỉ được hưởng trợ cấp thai sản trong BHXH bắt buộc.

- Trường hợp mẹ tham gia BHXH bắt buộc, cha tham gia BHXH tự nguyện thì mẹ sẽ hưởng chế độ thai sản trong BHXH bắt buộc và cha hưởng trợ cấp thai sản trong BHXH tự nguyện.

- Trường hợp cha tham gia BHXH bắt buộc, mẹ tham gia BHXH tự nguyện thì cha hưởng chế độ thai sản trong BHXH bắt buộc và mẹ hưởng trợ cấp thai sản trong BHXH tự nguyện.

(2) Điều kiện hưởng trợ cấp:

Đã đóng đủ 6 tháng BHXH tự nguyện trong 12 tháng trước khi sinh con.

Đảm bảo các điều kiện khác như đã nêu trong các trường hợp cụ thể trên.

Lưu ý: Luật Bảo hiểm xã hội 2024 có hiệu lực từ ngày 01/07/2025.

BHXH tự nguyện
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Mức trợ cấp thai sản của người tham gia BHXH tự nguyện từ 01/7/2025 là bao nhiêu?
Pháp luật
Mức đóng BHXH tự nguyện cao nhất theo quy định hiện hành là bao nhiêu?
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch