Mức đóng BHXH tự nguyện cao nhất theo quy định hiện hành là bao nhiêu?
Các chế độ của BHXH tự nguyện năm 2025 hiện hành là gì?
Từ ngày 01/01/2025 - 30/6/2025, Luật Bảo hiểm xã hội 2014 vẫn đang có hiệu lực áp dụng.
Căn cứ theo khoản 3 Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có định nghĩa về BHXH tự nguyện như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.
...
3. Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình và Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội để người tham gia hưởng chế độ hưu trí và tử tuất.
...
Đồng thời, tại khoản 2 Điều 4 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định thì bảo hiểm xã hội tự nguyện có 02 các chế độ sau đây:
- Hưu trí;
- Tử tuất.
Như vậy, có thể hiểu BHXH tự nguyện là loại hình bảo hiểm do Nhà nước tổ chức, cho phép người tham gia chọn mức đóng và phương thức đóng phù hợp với thu nhập, với sự hỗ trợ của Nhà nước để đảm bảo hưởng chế độ hưu trí và tử tuất.
Mức đóng BHXH tự nguyện cao nhất theo quy định hiện hành là bao nhiêu?
Mức đóng BHXH tự nguyện cao nhất hiện nay là bao nhiêu?
Từ ngày 01/01/2025 - 30/6/2025, Luật Bảo hiểm xã hội 2014 vẫn đang có hiệu lực áp dụng.
Theo đó, tại Điều 87 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và khoản 1 Điều 10 Nghị định 134/2015/NĐ-CP, mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện hàng tháng được xác định dựa trên 22% mức thu nhập tháng do người tham gia lựa chọn.
Cụ thể, mức thu nhập này phải nằm trong khoảng từ mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn cho đến 20 lần mức lương cơ sở tại thời điểm đóng.
Mức đóng BHXH tự nguyện hằng tháng:
Mức đóng BHXH tự nguyện/tháng = 22% x Mức thu nhập chọn đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện - Mức nhà nước hỗ trợ đóng
Trong đó, mức thu nhập chọn đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện sẽ do người lao động tự lựa chọn nhưng phải tuân thủ các giới hạn sau:
Mức thu nhập chọn đóng BHXH tự nguyện:
- Mức thấp nhất: Bằng mức chuẩn hộ nghèo khu vực nông thôn. Theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 07/2021/NĐ-CP, mức chuẩn hộ nghèo khu vực nông thôn hiện nay là 1.500.000 đồng/tháng.
Do đó, mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện tối thiểu được tính là:
22% x 1.500.000 = 330.000 đồng/tháng
- Mức cao nhất: Bằng 20 lần mức lương cơ sở. Hiện nay, mức lương cơ sở là 2.340.000 đồng theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 73/2024/NĐ-CP (có hiệu lực từ ngày 01/07/2024).
Vì vậy, mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện tối đa là: 22% x 20 x 2.340.000 = 10.296.000 đồng/tháng
- Mức nhà nước hỗ trợ đóng: Nhà nước có các chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội cho một số đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, giúp giảm bớt gánh nặng tài chính và khuyến khích người dân tham gia bảo hiểm xã hội. Mức hỗ trợ này phụ thuộc vào các đối tượng và quy định cụ thể của từng giai đoạn.
Như vậy, mức đóng BHXH tự nguyện cao nhất hiện nay là 10.296.000 đồng/tháng.
Các phương thức để đóng BHXH tự nguyện?
Căn cứ theo Điều 9 Nghị định 134/2015/NĐ-CP quy định các phương thức để đóng BHXH tự nguyện như sau:
- Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được chọn một trong các phương thức đóng sau đây để đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất:
+ Đóng hằng tháng;
+ Đóng 03 tháng một lần;
+ Đóng 06 tháng một lần;
+ Đóng 12 tháng một lần;
+ Đóng một lần cho nhiều năm về sau nhưng không quá 5 năm một lần;
+ Đóng một lần cho những năm còn thiếu đối với người tham gia bảo hiểm xã hội đã đủ điều kiện về tuổi để hưởng lương hưu theo quy định nhưng thời gian đóng bảo hiểm xã hội còn thiếu không quá 10 năm (120 tháng) thì được đóng cho đủ 20 năm để hưởng lương hưu.
- Trường hợp người tham gia bảo hiểm xã hội đã đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định mà thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội còn thiếu trên 10 năm nếu có nguyện vọng thì tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện theo một trong các phương thức quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản 1 Điều 9 Nghị định 134/2015/NĐ-CP cho đến khi thời gian đóng bảo hiểm xã hội còn thiếu không quá 10 năm thì được đóng một lần cho những năm còn thiếu để hưởng lương hưu theo quy định tại điểm e khoản 1 Điều 9 Nghị định 134/2015/NĐ-CP.
- Ngày Quốc tế lao động 1/5 là gì? Tiền thưởng trong dịp nghỉ Quốc tế lao động 1/5 có phải chịu thuế TNCN không?
- Ngày vía Thần Tài năm 2025 là mùng mấy? Một năm có bao nhiêu ngày vía Thần Tài? Loại vàng nào không chịu thuế GTGT?
- Tiền lì xì từ công ty có phải đóng thuế thu nhập cá nhân không?
- Mã chương 757 và mã chương 857 cho hộ gia đình và cá nhân khác nhau như thế nào?
- 10 khoản thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân mới nhất 2025?
- Tiểu mục 4944 là gì? Khoản thu ngân sách địa phương hưởng 100% năm 2025?
- Mẫu Tờ khai quyết toán thuế tài nguyên mới nhất 2025?
- Hướng dẫn quyết toán thuế TNCN 2024 chi tiết? Đối tượng phải nộp quyết toán thuế TNCN?
- Tiểu mục nộp thuế TNDN, tiểu mục chậm nộp thuế TNDN mới nhất 2025?
- Nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm 2025 kéo dài 5 ngày? Cơ quan thuế có làm việc vào ngày lễ 30/4 1/5?