Mức phạt đối với hành vi xuất hóa đơn sai thời điểm mới nhất năm 2024?
Mức phạt đối với hành vi xuất hóa đơn sai thời điểm mới nhất năm 2024
Theo quy định tại Điều 24 Nghị định 125/2020/NĐ-CP được bổ sung bởi khoản 3 Điều 1 Nghị định 102/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Xử phạt hành vi vi phạm quy định về lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ
1. Phạt cảnh cáo đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Lập hóa đơn không đúng thời điểm nhưng không dẫn đến chậm thực hiện nghĩa vụ thuế và có tình tiết giảm nhẹ;
…
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi lập hóa đơn không đúng thời điểm nhưng không dẫn đến chậm thực hiện nghĩa vụ thuế, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.
4. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Lập hóa đơn không đúng thời điểm theo quy định của pháp luật về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 1, khoản 3 Điều này;
….
Theo quy định trên, hành vi xuất hóa đơn sai thời điểm có thể bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền tùy theo mức độ vi phạm, cụ thể:
- Phạt cảnh cáo: đối với việc lập hóa đơn không đúng thời điểm nhưng không dẫn đến chậm thực hiện nghĩa vụ thuế và có tình tiết giảm nhẹ.
- Phạt tiền từ 3 triệu đến 5 triệu đồng: đối với hành vi lập hóa đơn không đúng thời điểm nhưng không dẫn đến chậm thực hiện nghĩa vụ thuế.
- Phạt tiền từ 4 triệu đến 8 triệu đồng: đối với việc lập hóa đơn không đúng thời điểm theo quy định của pháp luật về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
Lưu ý: Mức phạt tiền kể trên áp dụng đối với hành vi vi phạm của tổ chức. Đối với cùng một hành vi, mức phạt đối với tổ chức sẽ gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân. (khoản 5 Điều 5 Nghị định 125/2020/NĐ-CP)
Mức phạt đối với hành vi xuất hóa đơn sai thời điểm mới nhất năm 2024?
Bắt buộc phải lập hóa đơn trong những trường hợp nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 4 Nghị định 123/2020/NĐ-CP về nguyên tắc , quản lý, sử dụng hóa đơn, chứng từ như sau:
Nguyên tắc lập, quản lý, sử dụng hóa đơn, chứng từ
1. Khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán phải lập hóa đơn để giao cho người mua (bao gồm cả các trường hợp hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động và tiêu dùng nội bộ (trừ hàng hóa luân chuyển nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất); xuất hàng hóa dưới các hình thức cho vay, cho mượn hoặc hoàn trả hàng hóa) và phải ghi đầy đủ nội dung theo quy định tại Điều 10 Nghị định này, trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử thì phải theo định dạng chuẩn dữ liệu của cơ quan thuế theo quy định tại Điều 12 Nghị định này.
…
Bên cạnh đó, tại khoản 9 Điều 10 Nghị định 123/2020/NĐ-CP có quy định thời điểm ký số trên hóa đơn điện tử là thời điểm người bán, người mua sử dụng chữ ký số để ký trên hóa đơn điện tử được hiển thị theo định dạng ngày, tháng, năm của năm dương lịch.
Trường hợp hóa đơn điện tử đã lập có thời điểm ký số trên hóa đơn khác thời điểm lập hóa đơn thì thời điểm khai thuế là thời điểm lập hóa đơn.
Như vậy, người bán đều phải lập hóa đơn cho người mua khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ bất kể giá trị hàng hóa, dịch vụ bao nhiêu, kể cả trong các trường hợp sau:
- Hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu
- Hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động và tiêu dùng nội bộ (trừ hàng hóa luân chuyển nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất)
- Xuất hàng hóa dưới các hình thức cho vay, cho mượn hoặc hoàn trả hàng hóa.
Theo đó, được phép lập hóa đơn mà trong đó thời điểm lập hóa đơn và thời điểm ký số là khác nhau. Khi lập hóa đơn có thời điểm ký số khác với thời điểm lập thì phải kê khai thuế theo thời điểm lập hóa đơn.
Hành vi nào bị cấm trong lĩnh vực hóa đơn, chứng từ?
Tại Điều 5 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định các hành vi bị cấm trong lĩnh vực hóa đơn, chứng từ như sau:
- Đối với công chức thuế:
+ Gây phiền hà, khó khăn cho tổ chức, cá nhân đến mua hóa đơn, chứng từ;
+ Có hành vi bao che, thông đồng cho tổ chức, cá nhân để sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp;
+ Nhận hối lộ khi thanh tra, kiểm tra về hóa đơn.
- Đối với tổ chức, cá nhân bán, cung cấp hàng hóa, dịch vụ, tổ chức, cá nhân có quyền và nghĩa vụ liên quan:
+ Thực hiện hành vi gian dối như sử dụng hóa đơn không hợp pháp, sử dụng không hợp pháp hóa đơn;
+ Cản trở công chức thuế thi hành công vụ, cụ thể các hành vi cản trở gây tổn hại sức khỏe, nhân phẩm của công chức thuế khi đang thanh tra, kiểm tra về hóa đơn, chứng từ;
+ Truy cập trái phép, làm sai lệch, phá hủy hệ thống thông tin về hóa đơn, chứng từ;
+ Đưa hối lộ hoặc thực hiện các hành vi khác liên quan hóa đơn, chứng từ nhằm mưu lợi bất chính.
- Công ty TNHH 2 thành viên có tối đa bao nhiêu thành viên? Công ty TNHH hai thành viên đóng thuế môn bài bao nhiêu?
- Cơ quan nào có thẩm quyền áp dụng thuế chống trợ cấp? Đơn yêu cầu áp dụng biện pháp chống trợ cấp gồm có những gì?
- DN kinh doanh dịch vụ kế toán có được góp vốn để thành lập DN kinh doanh dịch vụ kế toán khác không?
- Án phí tranh chấp hợp đồng dân sự hiện nay là bao nhiêu? Người khởi kiện tranh chấp hợp đồng dân sự phải nộp tạm ứng án phí bao nhiêu?
- Lệ phí cấp giấy phép xuất cảnh đi nước ngoài được quy định như thế nào?
- Hộ kinh doanh đồ trang trí ngày tết có phải nộp lệ phí môn bài không?
- Hóa đơn là gì? Khi cơ sở kinh doanh khi làm mất hóa đơn thì phải xử lý như thế nào?
- Khoản thu nhập từ làm việc thời vụ vào dịp Tết âm lịch 2025 có phải là khoản thu nhập chịu thuế TNCN không?
- Có bao nhiêu tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ trong lĩnh vực thuế, hóa đơn?
- Cơ sở kinh doanh rượu bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu khi chậm nộp hồ sơ khai thuế tiêu thụ đặc biệt?