Một số trường hợp khi tra cứu hóa đơn điện tử, hệ thống hóa đơn điện tử sẽ thông tin cảnh báo?
Một số trường hợp khi tra cứu hóa đơn điện tử, hệ thống hóa đơn điện tử sẽ cung cấp thông tin cảnh báo?
Ngày 31/12/2024, Cục Thuế TPHCM ban hành Thông báo 20527/TB-CTTPHCM năm 2024 về việc tăng cường quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử và áp dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền có kết chuyển dữ liệu đến cơ quan thuế: Tải về
Theo Thông báo 20527/TB-CTTPHCM năm 2024, người bán khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ thì phải lập HĐĐT giao cho người mua và gửi dữ liệu HĐĐT cho cơ quan thuế theo quy định tại Nghị định 123/2020/NĐ-CP.
Người mua để biết thông tin về HĐĐT nhận được thì thực hiện tra cứu trên Hệ thống HĐĐT hoặc trên ứng dụng “Hóa đơn điện tử TCT” để phòng tránh rủi ro, để nhận diện HĐĐT bất hợp pháp. Hệ thống HĐĐT ghi nhận và lưu trữ tất cả dữ liệu HĐĐT do NNT gửi.
Theo đó, Cục Thuế TPHCM đã hướng dẫn một số trường hợp khi tra cứu hóa đơn điện tử, hệ thống hóa đơn điện tử sẽ cung cấp thông tin cảnh báo mà người nộp thuế cần lưu ý như sau:
(1) Trường hợp người bán hủy hóa đơn thì hệ thống HĐĐT gửi thư điện tử thông báo cho người mua.
Trường hợp người bán lập hóa đơn điều chỉnh hoặc thay thế nhưng đã chọn nhầm số hóa đơn gốc cần điều chỉnh thì hệ thống HĐĐT vẫn ghi nhận theo thực tế và lưu tất cả giao dịch trên hệ thống HĐĐT. Cơ sở dữ liệu trên hệ thống HĐĐT được sử dụng để phục vụ công tác quản lý thuế và cung cấp thông tin về hóa đơn cho các tổ chức, cá nhân có liên quan (khoản 6 Điều 4 Nghị định 123/2020/NĐ-CP).
(2) Trường hợp Hệ thống HĐĐT cung cấp thông tin “Ngày lập hóa đơn không thuộc thời gian được cơ quan thuế chấp nhận sử dụng hóa đơn có mã khởi tạo từ máy tính tiền" thì HĐĐT đó là không hợp pháp vì người bản chưa đăng ký sử dụng HĐĐT với cơ quan thuế.
(3) Trường hợp người bán lập HĐĐT khi NNT thuộc đối tượng ngừng sử dụng HĐĐT theo quy định tại Điều 16 Nghị định 123/2020/NĐ-CP thì các HĐĐT đó là không hợp pháp và Hệ thống HĐĐT sẽ có thông báo:
"Hóa đơn được lập tại thời điểm NNT ở trạng thái người bán ngừng hoạt động và đã hoàn thành thủ tục chấm dứt hiệu lực MST" hoặc "Hóa đơn được lập tại thời điểm NNT ở trạng thái người bản ngừng hoạt động nhưng chưa hoàn thành thủ tục chấm dứt hiệu lực MST" hoặc "Hóa đơn được lập tại thời điểm NNT ở trạng thái người bán tạm ngừng hoạt động, kinh doanh" hoặc "Hóa đơn được lập tại thời điểm NNT ở trạng thái người bản không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký" hoặc “Hóa đơn được lập tại thời điểm NNT ở trạng thái người bản chờ làm thủ tục phá sản"..
(4) Trường hợp khi NNT tra cứu Hệ thống HĐĐT có thông báo hiển thị:
“Hóa đơn được tiếp nhận tại thời điểm NNT ở trạng thái không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký" hoặc "Hóa đơn được tiếp nhận tại thời điểm NNT ở trạng thái ngừng hoạt động nhưng chưa hoàn thành thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế" hoặc "Hóa đơn được tiếp nhận tại thời điểm NNT ở trạng thái ngưng hoạt động" thì HĐĐT đó có thể là hóa đơn không hợp pháp vì người bán lập hóa đơn khi vẫn hoạt động bình thường nhưng gửi dữ liệu HĐĐT đến cơ quan thuế khí người bán thuộc đối tượng ngừng sử dụng HĐĐT theo quy định tại Điều 16 Nghị định 123/2020/NĐ-CP.
Một số trường hợp khi tra cứu hóa đơn điện tử, hệ thống hóa đơn điện tử sẽ cung cấp thông tin cảnh báo? (Hình từ Internet)
Người bán có nghĩa vụ gửi dữ liệu hóa đơn đến cơ quan thuế như thế nào?
Theo điểm e khoản 2 Điều 55 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ như sau:
Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ
...
2. Tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ có nghĩa vụ:
a) Lập và giao hóa đơn khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho khách hàng;
b) Quản lý các hoạt động tạo hóa đơn theo quy định tại Nghị định này;
c) Đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử theo Điều 15 Nghị định này nếu sử dụng hóa đơn điện tử và chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử đến cơ quan thuế trong trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế theo quy định tại Điều 22 Nghị định này;
d) Công khai cách thức tra cứu, nhận file gốc hóa đơn điện tử của người bán tới người mua hàng hóa, dịch vụ;
đ) Báo cáo việc sử dụng hóa đơn cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp trong trường hợp mua hóa đơn của cơ quan thuế theo Mẫu số BC26/HĐG Phụ lục IA ban hành kèm theo Nghị định này;
e) Gửi gửi dữ liệu hóa đơn đến cơ quan thuế đối với trường hợp mua hóa đơn của cơ quan thuế theo Mẫu số 01/TH-HĐĐT Phụ lục IA ban hành kèm theo Nghị định này cùng với việc nộp tờ khai thuế giá trị gia tăng.
Như vậy, người bán có nghĩa vụ gửi dữ liệu hóa đơn đến cơ quan thuế đối với trường hợp mua hóa đơn của cơ quan thuế theo Mẫu số 01/TH-HĐĐT cùng với việc nộp tờ khai thuế giá trị gia tăng.
Trên đây là nội dung về: Một số trường hợp khi tra cứu hóa đơn điện tử, hệ thống hóa đơn điện tử sẽ cung cấp thông tin cảnh báo?
- Vốn điều lệ và vốn đầu tư khác nhau như thế nào?
- Được phép làm cam kết không khấu trừ thuế thu nhập cá nhân khi nào?
- Nhóm nợ nghi ngờ theo Thông tư 31/2024/TT-NHNN gồm những khoản nợ nào?
- Từ 01/7/2025, chi phí cho luật sư, trợ giúp viên pháp lý, bào chữa viên nhân dân là gì?
- Hướng dẫn cách viết giấy ủy quyền quyết toán thuế TNCN mới nhất năm 2025?
- Thời hạn nộp thuế TNDN tạm tính quý 4/2024? Xác định tiền thuế TNDN tạm tính Quý 4 thế nào?
- Chi phí tham gia phiên tòa, phiên họp giải quyết vụ việc, vụ án là gì theo Pháp lệnh Chi phí tố tụng?
- Điểm mới về đối tượng đăng ký thuế Thông tư 86/2024 thay thế Thông tư 105?
- Chi phí giám định trong tố tụng từ 01/7/2025 bao gồm những chi phí gì? Ai được miễn chi phí giám định?
- Tổng cục Thuế giới thiệu điểm mới Thông tư 86/2024/TT-BTC thay thế Thông tư 105 về đăng ký thuế?