Mẫu thuyết minh báo cáo tài chính của đơn vị hành chính sự nghiệp theo Thông tư 24?
Mẫu thuyết minh báo cáo tài chính của đơn vị hành chính sự nghiệp theo Thông tư 24?
Mẫu thuyết minh báo cáo tài chính của đơn vị hành chính sự nghiệp tại Mẫu số B04/BCTC được quy định tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư 24/2024/TT-BTC quy định như sau:
Trên đây là Mẫu thuyết minh báo cáo tài chính của đơn vị hành chính sự nghiệp.
Tải về Mẫu số B04/BCTC Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư 24/2024/TT-BTC
Mẫu thuyết minh báo cáo tài chính của đơn vị hành chính sự nghiệp theo Thông tư 24? (Hình từ Internet)
Mục đích của thuyết minh báo cáo tài chính của đơn vị hành chính sự nghiệp theo Thông tư 24?
Căn cứ vào khoản 3 Điều 9 Thông tư 24/2024/TT-BTC quy định mục đích của báo cáo tài chính như sau:
Quy định về báo cáo tài chính
...
3. Mục đích của báo cáo tài chính
a) Báo cáo tài chính dùng để cung cấp các thông tin về tình hình tài chính, kết quả hoạt động và các luồng tiền từ hoạt động của đơn vị kế toán cho lãnh đạo đơn vị, cơ quan có thẩm quyền và những đối tượng có liên quan để xem xét và đưa ra các quyết định phù hợp với tình hình tài chính của đơn vị kế toán.
b) Thông tin trình bày trên báo cáo tài chính giúp tăng cường tính minh bạch và nâng cao trách nhiệm giải trình của đơn vị kế toán về việc tiếp nhận và sử dụng tất cả các nguồn lực tại đơn vị theo quy định của pháp luật.
c) Báo cáo tài chính của đơn vị kế toán là thông tin cơ sở để hợp nhất báo cáo tài chính của đơn vị kế toán cấp trên và cung cấp thông tin, số liệu cho lập báo cáo tài chính nhà nước theo quy định.
d) Ngoài các mục đích nêu trên, trường hợp cần sử dụng thông tin, số liệu trên báo cáo tài chính của đơn vị kế toán được lập theo quy định tại Thông tư này cho các mục đích cụ thể khác (ví dụ như mục đích tính thuế), thì người sử dụng báo cáo tài chính cần phải xem xét sự phù hợp của thông tin, số liệu trình bày trên báo cáo tài chính với các mục đích cụ thể cần sử dụng thông tin, số liệu.
...
Như vậy, mục đích của việc lập báo cáo tài chính của các đơn vị kế toán như sau:
- Cung cấp thông tin về tình hình tài chính, kết quả hoạt động và lưu chuyển tiền tệ cho lãnh đạo, cơ quan quản lý để ra quyết định.
- Tăng cường minh bạch và trách nhiệm giải trình trong tiếp nhận, sử dụng nguồn lực của đơn vị.
- Là cơ sở để hợp nhất báo cáo tài chính cấp trên và lập báo cáo tài chính nhà nước.
- Có thể sử dụng cho mục đích khác nhưng cần xem xét sự phù hợp.
- Lập báo cáo trên cơ sở số liệu đã khóa sổ cuối năm, đơn vị phụ thuộc cung cấp số liệu.
Từ ngày 01/01/2025, nguyên tắc và yêu cầu lập báo cáo tài chính của đơn vị hành chính sự nghiệp như thế nào?
Căn cứ vào quy định ở khoản 4 Điều 9 Thông tư 24/2024/TT-BTC nguyên tắc và yêu cầu lập báo cáo tài chính của đơn vị hành chính sự nghiệp từ ngày 01/01/2025 như sau:
- Báo cáo tài chính của đơn vị kế toán phải được lập căn cứ vào thông tin, số liệu kế toán sau khi đã khóa sổ kế toán.
- Báo cáo tài chính phải được lập đúng nguyên tắc, nội dung, phương pháp theo quy định và được trình bày nhất quán giữa các kỳ kế toán. Trường hợp trình bày không nhất quán, thì đơn vị kế toán phải thuyết minh rõ lý do.
- Báo cáo tài chính phải được phản ánh một cách trung thực, khách quan về nội dung và giá trị các chỉ tiêu báo cáo; trình bày theo một cấu trúc chặt chẽ, có hệ thống về tình hình tài chính, kết quả hoạt động và các luồng tiền từ hoạt động của đơn vị kế toán.
Đơn vị kế toán phải thuyết minh đầy đủ các thông tin, số liệu đã trình bày trên Báo cáo tình hình tài chính, Báo cáo kết quả hoạt động, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
- Thông tin, số liệu trình bày trên báo cáo tài chính theo quy định tại Thông tư này phải bao gồm toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong phạm vi đơn vị kế toán.
Số liệu trình bày trên các chỉ tiêu của báo cáo tài chính phải phù hợp và thống nhất với số liệu đã ghi sổ kế toán các tài khoản tương ứng. Việc bỏ sót thông tin, số liệu các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong năm không trình bày trên báo cáo tài chính của đơn vị kế toán được coi là hành vi để ngoài sổ kế toán.
Báo cáo tài chính của đơn vị kế toán phải bao gồm thông tin tài chính của bản thân đơn vị kế toán và các đơn vị hạch toán phụ thuộc. Riêng các giao dịch nội bộ phát sinh trong năm của đơn vị kế toán phải được loại trừ hết trước khi lập báo cáo tài chính.
- Báo cáo tài chính phải được lập kịp thời, đúng thời gian quy định, nội dung thông tin, số liệu phải được trình bày rõ ràng, dễ hiểu, tin cậy, thông tin, số liệu phải được phản ánh liên tục, số liệu của kỳ này phải kế tiếp số liệu của kỳ trước.
- Nghiêm cấm mọi hành vi can thiệp làm thay đổi thông tin, số liệu trình bày trên báo cáo tài chính đã được nộp cho cơ quan có thẩm quyền hoặc đã được công khai.
Trường hợp phải điều chỉnh thông tin, số liệu trình bày trên báo cáo tài chính đã được nộp cho cơ quan có thẩm quyền hoặc đã được công khai, thì phải đảm bảo các nguyên tắc điều chỉnh thông tin, số liệu theo quy định.
Lưu ý: Thông tư 24/2024/TT-BTC có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2025 và áp dụng từ năm tài chính 2025.
- Kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp được xác định như thế nào?
- File Excel Phụ lục Giảm thuế GTGT 2025 theo Nghị định 180/2024/NĐ-CP?
- File Nghị định 180 giảm thuế GTGT 2025 đến hết 30/6/2025 tải về tại đâu?
- Ai có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch kiểm toán nội bộ hằng năm?
- Xin xác nhận không nợ thuế mất bao lâu? Thủ tục xin xác nhận không nợ thuế?
- Con của bệnh binh có được miễn tiền thuế sử dụng đất phi nông nghiệp không?
- Làm việc vào ban đêm trong ngày Tết Dương lịch 2025 được hưởng lương bao nhiêu? Có được miễn thuế thu nhập cá nhân không?
- Đăng ký sửa đổi chế độ kế toán đối với báo cáo tài chính được quy định ra sao theo Thông tư 200?
- Hướng dẫn tính thuế TNCN 2025 cho 3 đối tượng nộp thuế cụ thể?
- Doanh nghiệp phá sản sẽ thanh toán cho người lao động những khoản nào?