Kỳ tính thuế TNDN chỉ xác định theo năm dương lịch hoặc theo năm tài chính đúng không?

Kỳ tính thuế TNDN chỉ xác định theo năm dương lịch hoặc theo năm tài chính đúng không?

Kỳ tính thuế TNDN chỉ xác định theo năm dương lịch hoặc theo năm tài chính đúng không?

Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2008 quy định như sau:

Kỳ tính thuế
1. Kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp được xác định theo năm dương lịch hoặc năm tài chính, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp theo từng lần phát sinh thu nhập áp dụng đối với doanh nghiệp nước ngoài được quy định tại điểm c và điểm d khoản 2 Điều 2 của Luật này.

Theo đó, kỳ tính thuế TNDN ngoài việc được xác định theo năm dương lịch hoặc năm tài chính thì còn được xác định theo từng lần phát sinh thu nhập nếu là doanh nghiệp nước ngoài được quy định tại điểm c và điểm d khoản 2 Điều 2 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2008. Cụ thể:

Kỳ tính thuế TNDN theo từng lần phát sinh thu nhập áp dụng đối với doanh nghiệp nước ngoài sau:

- Doanh nghiệp nước ngoài có cơ sở thường trú tại Việt Nam nộp thuế đối với thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam mà khoản thu nhập này không liên quan đến hoạt động của cơ sở thường trú;

- Doanh nghiệp nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam nộp thuế đối với thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam.

Kỳ tính thuế TNDN chỉ xác định theo năm dương lịch hoặc theo năm tài chính đúng không?

Kỳ tính thuế TNDN chỉ xác định theo năm dương lịch hoặc theo năm tài chính đúng không? (Hình từ Internet)

Thu nhập tính thuế TNDN được tính như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2008 được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 4 Điều 1 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi năm 2013 quy định như sau:

Xác định thu nhập tính thuế
1. Thu nhập tính thuế trong kỳ tính thuế được xác định bằng thu nhập chịu thuế trừ thu nhập được miễn thuế và các khoản lỗ được kết chuyển từ các năm trước.
2. Thu nhập chịu thuế bằng doanh thu trừ các khoản chi được trừ của hoạt động sản xuất, kinh doanh cộng thu nhập khác, kể cả thu nhập nhận được ở ngoài Việt Nam.
3. Thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản, chuyển nhượng dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền tham gia dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản phải xác định riêng để kê khai nộp thuế. Thu nhập từ chuyển nhượng dự án đầu tư (trừ dự án thăm dò, khai thác khoáng sản), thu nhập từ chuyển nhượng quyền tham gia dự án đầu tư (trừ chuyển nhượng quyền tham gia dự án thăm dò, khai thác khoáng sản), thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản nếu lỗ thì số lỗ này được bù trừ với lãi của hoạt động sản xuất, kinh doanh trong kỳ tính thuế.
Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Điều này.

Theo đó, thu nhập tính thuế TNDN được tính như sau:

Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế - (Thu nhập được miễn thuế + Các khoản lỗ được kết chuyển theo quy định)

Thu nhập chịu thuế = Doanh thu - (Chi phí được trừ + Các khoản thu nhập khác)

Khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN thì doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng điều kiện gì?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 9 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2008 được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 5 Điều 1 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi năm 2013 sau được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Luật Sửa đổi các Luật về thuế 2014, khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN thì doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:

- Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp; khoản chi cho hoạt động giáo dục nghề nghiệp; khoản chi thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật;

- Khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật. Đối với hóa đơn mua hàng hoá, dịch vụ từng lần có giá trị từ hai mươi triệu đồng trở lên phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt, trừ các trường hợp không bắt buộc phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt theo quy định của pháp luật.

Tuy nhiên, doanh nghiệp sẽ không được trừ các khoản chi sau:

- Khoản chi không đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định, trừ phần giá trị tổn thất do thiên tai, dịch bệnh và trường hợp bất khả kháng khác không được bồi thường;

- Khoản tiền phạt do vi phạm hành chính;

- Khoản chi được bù đắp bằng nguồn kinh phí khác;

- Phần chi phí quản lý kinh doanh do doanh nghiệp nước ngoài phân bổ cho cơ sở thường trú tại Việt Nam vượt mức tính theo phương pháp phân bổ do pháp luật Việt Nam quy định;

- Phần chi vượt mức theo quy định của pháp luật về trích lập dự phòng;

- Phần chi phí nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, hàng hóa vượt định mức tiêu hao do doanh nghiệp xây dựng, thông báo cho cơ quan thuế và giá thực tế xuất kho;

- Phần chi trả lãi tiền vay vốn sản xuất, kinh doanh của đối tượng không phải là tổ chức tín dụng hoặc tổ chức kinh tế vượt quá 150% mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm vay;

- Trích khấu hao tài sản cố định không đúng quy định của pháp luật;

- Khoản trích trước vào chi phí không đúng quy định của pháp luật;

- Tiền lương, tiền công của chủ doanh nghiệp tư nhân; thù lao trả cho sáng lập viên doanh nghiệp không trực tiếp tham gia điều hành sản xuất, kinh doanh; tiền lương, tiền công, các khoản hạch toán khác để trả cho người lao động nhưng thực tế không chi trả hoặc không có hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật;

- Chi trả lãi tiền vay vốn tương ứng với phần vốn điều lệ còn thiếu;

- Thuế giá trị gia tăng đầu vào đã được khấu trừ, thuế giá trị gia tăng nộp theo phương pháp khấu trừ, thuế thu nhập doanh nghiệp;

- Phần chi quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, hoa hồng môi giới; chi tiếp tân, khánh tiết, hội nghị; chi hỗ trợ tiếp thị, chi hỗ trợ chi phí, chiết khấu thanh toán; chi báo biếu, báo tặng của cơ quan báo chí liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh vượt quá 10% tổng số chi được trừ; đối với doanh nghiệp thành lập mới là phần chi vượt quá 15% trong ba năm đầu, kể từ khi được thành lập. Tổng số chi được trừ không bao gồm các khoản chi quy định tại điểm này; đối với hoạt động thương mại, tổng số chi được trừ không bao gồm giá mua của hàng hóa bán ra;

- Khoản tài trợ, trừ khoản tài trợ cho giáo dục, y tế, khắc phục hậu quả thiên tai và làm nhà tình nghĩa cho người nghèo theo quy định của pháp luật.

Thuế TNDN
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn đặc biệt khó khăn có được miễn thuế TNDN không?
Pháp luật
Đối tượng nào phải chịu thuế thu nhập doanh nghiệp? Thu nhập từ hoạt động dạy nghề dành cho người tàn tật có chịu thuế TNDN không?
Pháp luật
Chấm dứt dự án trong giai đoạn đầu tư, chi phí phát sinh có được trừ khi tính thuế TNDN?
Pháp luật
Điều kiện áp dụng ưu đãi miễn thuế, giảm thuế TNDN đối với doanh nghiệp khoa học và công nghệ là gì?
Pháp luật
Khoản tiền đóng Quỹ Phòng chống thiên tai có được tính vào các chi phí được trừ khi tính thuế TNDN không?
Pháp luật
Xác định thu nhập chịu thuế TNDN từ doanh thu như thế nào? Thời điểm nào xác định doanh thu để tính thu nhập chịu thuế?
Pháp luật
Kỳ tính thuế TNDN chỉ xác định theo năm dương lịch hoặc theo năm tài chính đúng không?
Pháp luật
Các mốc thời gian tạm nộp thuế TNDN năm 2024 là khi nào?
Pháp luật
Thuế suất thuế TNDN ưu đãi 10% trong thời hạn 15 năm áp dụng đối với doanh nghiệp nào?
Pháp luật
Khi tính thuế TNDN, các khoản chi nào được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch