Kiểm toán viên hành nghề bị đình chỉ hành nghề kiểm toán thì có hành nghề lại được không?
Kiểm toán viên hành nghề bị đình chỉ hành nghề kiểm toán thì có hành nghề lại được không?
Theo khoản 3 Điều 12 Thông tư 202/2012/TT-BTC quy định như sau:
Đình chỉ hành nghề kiểm toán
...
3. Trong thời gian bị đình chỉ hành nghề kiểm toán, kiểm toán viên hành nghề không được tiếp tục ký báo cáo kiểm toán và báo cáo kết quả công tác soát xét. Khi hết thời gian đình chỉ hành nghề kiểm toán:
a) Kiểm toán viên hành nghề nếu bảo đảm các quy định tại Điều 3 Thông tư này và Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán đã được cấp còn thời hạn và giá trị thì được tiếp tục hành nghề kiểm toán. Bộ Tài chính sẽ bổ sung tên kiểm toán viên hành nghề vào danh sách công khai kiểm toán viên đăng ký hành nghề tại doanh nghiệp kiểm toán trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày hết thời gian đình chỉ hành nghề kiểm toán;
b) Kiểm toán viên hành nghề vẫn bảo đảm các quy định tại Điều 3 Thông tư này nhưng Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán hết thời hạn thì làm thủ tục đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán. Hồ sơ cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán quy định tại khoản 3 Điều 9 Thông tư này;
c) Kiểm toán viên hành nghề có Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán còn thời hạn nhưng không còn bảo đảm các quy định tại Điều 3 Thông tư này thì không được tiếp tục hành nghề kiểm toán.
Như vậy, kiểm toán viên hành nghề khi hết thời gian đình chỉ hành nghề kiểm toán sẽ được quay trở lại hành nghề kiểm toán nếu:
- Bảo đảm các điều kiện đăng ký hành nghề kiểm toán và Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán đã được cấp còn thời hạn và giá trị thì được tiếp tục hành nghề kiểm toán, đồng thời được Bộ Tài chính bổ sung tên vào danh sách công khai kiểm toán viên đăng ký hành nghề tại doanh nghiệp kiểm toán.
- Vẫn bảo đảm các điều kiện đăng ký hành nghề kiểm toán nhưng Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán hết thời hạn thì làm thủ tục đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán. Sau khi làm xong thủ tục đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận thì có thể quay trở lại hành nghề kiểm toán.
Trường hợp có Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán còn thời hạn nhưng không còn bảo đảm các điều kiện đăng ký hành nghề kiểm toán thì kiểm toán viên không được tiếp tục hành nghề kiểm toán.
Kiểm toán viên hành nghề bị đình chỉ hành nghề kiểm toán thì có hành nghề lại được không? (Hình từ Internet)
Điều kiện đăng ký hành nghề kiểm toán là gì?
Theo Điều 3 Thông tư 202/2012/TT-BTC quy định kiểm toán viên bảo đảm các điều kiện sau đây và có hợp đồng lao động làm toàn bộ thời gian tại doanh nghiệp kiểm toán theo quy định thì được đăng ký hành nghề kiểm toán:
- Là kiểm toán viên;
- Có thời gian thực tế làm kiểm toán từ đủ ba mươi sáu (36) tháng trở lên theo quy định;
- Đủ giờ cập nhật kiến thức theo quy định của Bộ Tài chính.
Trong đó:
- Kiểm toán viên được coi là có hợp đồng lao động làm toàn bộ thời gian tại doanh nghiệp kiểm toán khi:
+ Hợp đồng lao động ký kết giữa kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán phải bảo đảm các yếu tố theo quy định của Bộ luật Lao động 2019;
+ Thời gian làm việc quy định trong hợp đồng và thời gian thực tế làm việc hàng ngày, hàng tuần của kiểm toán viên bảo đảm đúng và phù hợp với thời gian làm việc hàng ngày, hàng tuần của doanh nghiệp kiểm toán nơi kiểm toán viên đăng ký hành nghề;
Ví dụ: thời gian làm việc của doanh nghiệp kiểm toán từ 08h00 - 17h00 và 06 ngày/tuần thì kiểm toán viên phải làm việc đầy đủ thời gian từ 08h00 - 17h00 hàng ngày và 06 ngày/tuần không bao gồm thời gian làm thêm, ngày nghỉ, ngày lễ.
+ Không đồng thời làm đại diện theo pháp luật, giám đốc (tổng giám đốc), chủ tịch hội đồng quản trị, chủ tịch hội đồng thành viên, kế toán trưởng (hoặc phụ trách kế toán), nhân viên kế toán, kiểm toán nội bộ hoặc các chức danh khác tại đơn vị, tổ chức khác trong thời gian thực tế làm việc hàng ngày, hàng tuần tại doanh nghiệp kiểm toán.
- Cách xác định thời gian thực tế làm kiểm toán như sau:
+ Thời gian thực tế làm kiểm toán được tính là thời gian đã làm kiểm toán tại doanh nghiệp kiểm toán theo hợp đồng lao động làm toàn bộ thời gian;
+ Thời gian thực tế làm kiểm toán được tính cộng dồn trong khoảng thời gian kể từ khi được cấp bằng tốt nghiệp đại học đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán theo nguyên tắc tròn tháng;
+ Thời gian thực tế làm kiểm toán phải có xác nhận của người đại diện theo pháp luật hoặc người được uỷ quyền của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp kiểm toán nơi kiểm toán viên đã thực tế làm việc.
Trường hợp doanh nghiệp kiểm toán nơi kiểm toán viên làm việc đã giải thể, phá sản, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, chuyển đổi hình thức sở hữu thì phải có xác nhận của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp kiểm toán phù hợp với thời gian mà kiểm toán viên đã làm việc tại doanh nghiệp kiểm toán đó.
Trường hợp người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp kiểm toán thời điểm đó đã không còn hoạt động trong lĩnh vực kiểm toán độc lập thì phải có Bản giải trình kèm theo các tài liệu chứng minh về thời gian thực tế làm kiểm toán như bản sao sổ bảo hiểm xã hội, bản sao hợp đồng lao động.
- Hoàn thuế GTGT đối với dự án đầu tư mới từ 01/7/2025 quy định như thế nào?
- Thủ tướng yêu cầu quy định bắt buộc về hóa đơn điện tử đối với tất cả các ngành, lĩnh vực?
- Số tự nhiên dùng để ký hiệu mẫu số hóa đơn điện tử là bao nhiêu?
- Từ ngày 01/07/2025 giá trị hàng hóa nào phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt để khấu trừ thuế?
- Có được viết bằng tiếng Việt không dấu trên hóa đơn điện tử không?
- Người khai hải quan không được hủy tờ khai hải quan khi khai sai các chỉ tiêu thông tin trong trường hợp nào?
- Có bao nhiêu loại tài khoản kế toán thuế theo Thông tư 111/2021?
- Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng 2025? Điều kiện, thủ tục thanh lý hợp đồng mới nhất là gì?
- Làm bài thi lấy chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế bằng ngôn ngữ nước ngoài được không?
- Biểu mẫu chứng từ kế toán mới nhất năm 2025? Chứng từ kế toán được lập và lưu trữ như thế nào?