Địa chỉ Cục Thuế tỉnh Thanh Hóa? Phòng Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế thuộc Cục Thuế có chức năng gì?
Địa chỉ Cục Thuế tỉnh Thanh Hóa?
Theo khoản 1 Điều 1 Quyết định 1836/QĐ-BTC năm 2018 quy định về vị trí và chức năng của Cục Thuế như sau:
Vị trí và chức năng
1. Cục Thuế ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Cục Thuế) là tổ chức trực thuộc Tổng cục Thuế, có chức năng tổ chức thực hiện công tác quản lý thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác của ngân sách nhà nước (sau đây gọi chung là thuế) thuộc phạm vi nhiệm vụ của cơ quan thuế quản lý thu trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
2. Cục Thuế có tư cách pháp nhân, con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước theo quy định của pháp luật.
Như vậy, Cục Thuế tỉnh, thành phố trực thuộc TW là tổ chức trực thuộc Tổng cục Thuế, có chức năng tổ chức thực hiện công tác quản lý thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác của ngân sách nhà nước thuộc phạm vi nhiệm vụ của cơ quan thuế quản lý thu trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
Theo Cổng Dịch vụ công Quốc gia, địa chỉ Cục Thuế tỉnh Thanh Hóa nằm ở Đại lộ Lê Lợi, phường Đông Hương, Thành phố Thanh hoá, tỉnh Thanh Hóa.
Địa chỉ Cục Thuế tỉnh Thanh Hóa? Phòng Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế thuộc Cục Thuế có chức năng gì? (Hình từ Internet)
Phòng Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế thuộc Cục Thuế có nhiệm vụ gì?
Theo Mục 3 Phần I Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các Phòng và Văn phòng thuộc Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. ban hành kèm theo Quyết định 211/QĐ-TCT năm 2019 quy định nhiệm vụ của Phòng Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế như sau:
Giúp Cục trưởng Cục Thuế tổ chức thực hiện công tác về quản lý nợ thuế, gia hạn thời hạn nộp thuế; khoanh nợ, xoá tiền nợ thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp thuế; nộp dần tiền thuế nợ; miễn tiền chậm nộp thuế; không tính tiền chậm nộp thuế và cưỡng chế thu tiền nợ thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp thuế - (gọi chung là công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế) trong phạm vi quản lý.
Nhiệm vụ cụ thể:
(1) Xây dựng chương trình, kế hoạch thu nợ và cưỡng chế thu nợ thuế trên địa bàn tỉnh, thành phố;
(2) Hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra công tác quản lý thu nợ và cưỡng chế nợ thuế đối với các Chi cục Thuế;
(3) Trực tiếp theo dõi tình hình nợ, lập danh sách người nộp thuế nợ thuế và thực hiện phân loại nợ thuế theo quy định; phân tích tình trạng nợ thuế của từng người nộp thuế trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý của Cục Thuế;
(4) Thu thập thông tin về người nộp thuế còn nợ tiền thuế; phân tích nghiên cứu và đề xuất biện pháp đôn đốc thu nợ và cưỡng chế nợ thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt; cung cấp thông tin về tình hình nợ thuế trên địa bàn theo yêu cầu của các cơ quan pháp luật và theo chỉ đạo của lãnh đạo Cục Thuế;
Cung cấp danh sách các tổ chức và cá nhân chây ỳ nợ thuế để thông báo công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng; cung cấp thông tin dữ liệu nợ thuế sai sót đến các bộ phận có liên quan để phối hợp xử lý;
(5) Lập hồ sơ đề nghị cưỡng chế và đề xuất biện pháp thực hiện cưỡng chế thu tiền thuế nợ trình Lãnh đạo Cục Thuế ra quyết định cưỡng chế. Tổ chức thực hiện quyết định cưỡng chế hành chính thuế theo thẩm quyền hoặc tham mưu, phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền, thực hiện cưỡng chế thu tiền thuế nợ theo quy định;
(6) Thực hiện các thủ tục thu tiền thuế nợ, tiền chậm nộp, tiền phạt; theo dõi, đôn đốc, tổng hợp kết quả thu hồi tiền thuế nợ, tiền chậm nộp tiền phạt vào Ngân sách Nhà nước; thực hiện xác nhận tình trạng nợ Ngân sách Nhà nước trong trường hợp doanh nghiệp giải thể, bỏ địa chỉ kinh doanh, hoàn thuế;
(7) Tham mưu, đề xuất xử lý các hồ sơ xin gia hạn thời hạn nộp thuế; khoanh nợ, xoá tiền nợ thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp thuế; nộp dần tiền thuế nợ; miễn tiền chậm nộp thuế; không tính tiền chậm nộp thuế và giải quyết các hồ sơ xử lý khác về nợ thuế (bao gồm cả các hồ sơ xử lý nợ thuế do các Chi cục Thuế chuyển đến); thiết lập, kiểm tra hồ sơ và chuyển các hồ sơ về nợ thuế lên cơ quan cấp trên và các cơ quan có liên quan để phối hợp thực hiện các biện pháp xử lý nợ thuế và thu hồi nợ thuế đối với các trường hợp không thuộc thẩm quyền của Cục Thuế;
(8) Theo dõi kết quả xử lý nợ của cơ quan thuế cấp trên và thực hiện các quyết định xử lý nợ đối với người nộp thuế;
(9) Tổng hợp, báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế trên địa bàn; nghiên cứu đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế;
(10) Biên soạn tài liệu và tham gia đào tạo công chức thuế thuộc lĩnh vực được giao;
(11) Thực hiện việc bảo quản và lưu trữ hồ sơ nghiệp vụ, tài liệu và các văn bản pháp quy của Nhà nước thuộc lĩnh vực quản lý của phòng theo quy định;
(12) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Cục trưởng Cục Thuế giao.

- Công văn 757 2025 TCT thông báo tạm ngưng hệ thống hóa đơn điện tử đến khi nào?
- Địa chỉ Cục Thuế tỉnh Thanh Hóa? Phòng Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế thuộc Cục Thuế có chức năng gì?
- Nghị quyết 178/2025/QH15 tổ chức 8 cơ quan của Quốc hội từ 18/02/2025? Quy trình đề nghị xây dựng Luật Thuế trình Quốc hội?
- Mức phạt chậm quyết toán thuế thu nhập cá nhân 2025 của doanh nghiệp?
- Chuyên gia được thuê hỗ trợ hoạt động của nhà nước trên môi trường điện tử được hưởng chế độ gì?
- Hiện nay thuế giá trị gia tăng có bao nhiêu mức thuế suất năm 2025?
- Công văn 681/TCT-CS hướng dẫn thuế GTGT đối với các nghiệp vụ liên quan đến thư tín dụng?
- Hồ sơ quyết toán thuế TNCN cho cá nhân tự quyết toán thuế gồm những gì?
- Được tự thỏa thuận phương thức gửi hóa đơn điện tử giữa người bán và người mua không?
- Cách tính nghỉ hưu trước tuổi 2025 CBCC theo Nghị định 178 có ví dụ? Trợ cấp hưu trí một lần có phải đóng thuế TNCN?