Công ty mẹ ở nước ngoài cho công ty con ở Việt Nam vay vốn có phải chịu thuế TNDN không?
Công ty mẹ ở nước ngoài có phải là đối tượng chịu thuế TNDN không?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 1 Thông tư 103/2014/TT-BTC Hướng dẫn thực hiện nghĩa vụ thuế áp dụng đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập tại Việt Nam có quy định đối tượng áp dụng hướng dẫn tại Thông tư này bao gồm:
Đối tượng áp dụng
1. Tổ chức nước ngoài kinh doanh có cơ sở thường trú tại Việt Nam hoặc không có cơ sở thường trú tại Việt Nam; cá nhân nước ngoài kinh doanh là đối tượng cư trú tại Việt Nam hoặc không là đối tượng cư trú tại Việt Nam (sau đây gọi chung là Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài) kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng, thỏa thuận, hoặc cam kết giữa Nhà thầu nước ngoài với tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc giữa Nhà thầu nước ngoài với Nhà thầu phụ nước ngoài để thực hiện một phần công việc của Hợp đồng nhà thầu.
Như vậy, công ty mẹ ở nước ngoài cũng thuộc đối tượng là tổ chức nước ngoài kinh doanh có cơ sở thường trú tại Việt Nam hoặc không có cơ sở cư trú tại Việt Nam với tên gọi là Nhà thầu nước ngoài.
Công ty mẹ ở nước ngoài cho công ty con Việt Nam vay vốn có phải chịu thuế TNDN không?
Về vấn đề này, tại khoản 3 Điều 7 Thông tư 103/2014/TT-BTC quy định thu nhập chịu thuế TNDN của nhà thầu nước ngoài trên lãi tiền vay như sau:
Thu nhập chịu thuế TNDN
…
3. Thu nhập phát sinh tại Việt Nam của Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài là các khoản thu nhập nhận được dưới bất kỳ hình thức nào trên cơ sở hợp đồng nhà thầu, hợp đồng nhà thầu phụ (trừ trường hợp quy định tại Điều 2 Chương I), không phụ thuộc vào địa điểm tiến hành hoạt động kinh doanh của Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài. Thu nhập chịu thuế của Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài trong một số trường hợp cụ thể như sau:
…
- Thu nhập từ Lãi tiền vay: là thu nhập của Bên cho vay từ các khoản cho vay dưới bất kỳ dạng nào mà khoản vay đó có hay không được đảm bảo bằng thế chấp, người cho vay đó có hay không được hưởng lợi tức của người đi vay; thu nhập từ lãi tiền gửi (trừ lãi tiền gửi của các cá nhân người nước ngoài và lãi tiền gửi phát sinh từ tài khoản tiền gửi để duy trì hoạt động tại Việt Nam của cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ tại Việt Nam), kể cả các khoản thưởng đi kèm lãi tiền gửi (nếu có); thu nhập từ lãi trả chậm theo quy định của các hợp đồng; thu nhập từ lãi trái phiếu, chiết khấu giá trái phiếu (trừ trái phiếu thuộc diện miễn thuế), tín phiếu kho bạc; thu nhập từ lãi chứng chỉ tiền gửi.
Lãi tiền vay bao gồm cả các khoản phí mà Bên Việt Nam phải trả theo quy định của hợp đồng.
- Thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán.
- Tiền phạt, tiền bồi thường thu được từ bên đối tác vi phạm hợp đồng.
- Các khoản thu nhập khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên, trường hợp công ty mẹ ở nước ngoài cho công ty con Việt Nam vay vốn có tính lãi thì công ty mẹ ở nước ngoài sẽ thuộc đối tượng áp dụng thuế Nhà thầu tại Việt Nam và phải chịu TNDN đối với thu nhập từ khoản vay.
Trường hợp công ty mẹ xóa lãi cho công ty con thì còn phải chịu thuế TNDN không?
Theo như quy định tại khoản 3 Điều 7 Thông tư 103/2014/TT-BTC nêu trên, trường hợp công ty mẹ ở nước ngoài cho công ty con ở Việt Nam vay chỉ phát sinh nghĩa vụ nộp thuế khi có thu nhập chịu thuế TNDN, tức là có thu nhập trên khoản tiền cho vay.
Trường hợp công ty mẹ xóa lãi cho công ty con thì không phát sinh thu nhập từ khoản vay, từ đó sẽ không phát sinh thu nhập trên khoản tiền cho vay, do đó công ty mẹ sẽ không phải đóng thuế TNDN trong trường hợp này.
Liên quan đến vấn đề này, tại Công văn 3602/TCT-CS năm 2024 của Tổng Cục thuế hướng giải quyết cho một trường hợp tương tự như sau:
Căn cứ quy định nêu trên và quy định tại các văn bản hướng dẫn Luật thuế TNDN hiện hành thì: Trường hợp Công ty TNHH Vina Eco Board ký hợp đồng vay vốn dài hạn với công ty mẹ ở nước ngoài từ năm 2014, Hợp đồng quy định số tiền gốc và lãi sẽ được hoàn trả trong một lần sau 10 năm thì Công ty mẹ thuộc đối tượng áp dụng thuế nhà thầu tại Việt Nam đối với thu nhập từ lãi tiền vay theo quy định.
Trường hợp Công ty mẹ xóa nợ khoản lãi tiền vay, nếu Công ty TNHH Vina Eco Board không phát sinh thanh toán tiền lãi vay cho Công ty mẹ thì Công ty không phải kê khai, nộp thuế nhà thầu thay cho Công ty mẹ. Khoản chi phí lãi tiền vay do Công ty trích trước hàng năm tương ứng với phần lãi tiền vay được xóa phải được hạch toán vào thu nhập khác để xác định thu nhập chịu thuế TNDN theo quy định.
Như vậy, đối với trường hợp công ty mẹ ở nước ngoài xóa nợ khoản lãi tiền vay cho công ty con ở Việt Nam, công ty con ở Việt Nam không phát sinh thanh toán lãi cho công ty mẹ ở nước ngoài thì công ty con không phải kê khai, nộp thuế nhà thầu thay cho công ty mẹ.
Tức là công ty mẹ ở nước ngoài sẽ không còn phát sinh thuế nhà thầu tại Việt Nam, không phải chịu thuế TNDN trên khoản vay nếu đã xóa lãi khoản vay cho công ty con tại Việt Nam.
- Mẫu 08 MST theo Thông tư 86 thay đổi thông tin đăng ký thuế áp dụng từ ngày 06/2/2025?
- Mẫu Banner nghỉ Tết Âm lịch 2025 - Mẫu thông báo nghỉ Tết Âm lịch 2025 đẹp, ấn tượng?
- Đổi tên người đại diện có cần nộp lại tờ khai lệ phí môn bài không?
- 26 lỗi vi phạm giao thông sẽ tăng mức phạt từ năm 2025?
- Hướng dẫn cài đặt ứng dụng VNeTraffic tra phạt nguội? Chậm nộp phạt nguội bao nhiêu ngày bị cảnh báo đăng kiểm? Phí đăng kiểm xe ô tô?
- Mẫu Danh sách tờ khai hải quan đã thông quan mới nhất hiện nay?
- Doanh nghiệp thực hiện chia tách, sáp nhập lập báo cáo tài chính theo kỳ kế toán nào?
- Doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính quốc tế có được làm người khai hải quan không?
- Bộ Tài chính đã đề xuất tạm hoãn xuất cảnh với cá nhân nợ thuế như thế nào?
- Khi nào chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế bị thu hồi?