Còn bao nhiêu thứ hai nữa đến Tết Âm lịch 2025? Pháo hoa Bộ Quốc phòng có phải đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt?
Còn bao nhiêu thứ hai nữa đến Tết Âm lịch 2025?
Mùng 1 Tết Âm lịch năm 2025 là vào ngày 29/01/2025 dương lịch (vào ngày thứ tư)
Theo lịch vạn niên 2024, hôm nay là ngày 11 tháng 11 năm 2024.
Như vậy, còn 12 ngày thứ hai nữa sẽ đến Tết Âm lịch 2025
Pháo hoa Bộ Quốc phòng có phải đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 137/2020/NĐ-CP quy định về pháo hoa như sau:
Giải thích từ ngữ
1. Pháo là sản phẩm có chứa thuốc pháo, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện gây ra phản ứng hóa học nhành, mạnh, sinh khí, tạo ra hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, gây ra tiếng nổ hoặc không gây ra tiếng nổ. Pháo bao gồm: Pháo nổ, pháo hoa.
a) Pháo nổ là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện gây ra tiếng nổ hoặc gây ra tiếng rít, tiếng nổ và hiệu ứng màu sắc trong không gian;
Pháo nổ gây ra tiếng rít, tiếng nổ và hiệu ứng màu sắc trong không gian được gọi là pháo hoa nổ;
Pháo hoa nổ tầm thấp là quả pháo có đường kính không lớn hơn 90 mm hoặc tầm bắn không vượt quá 120 m. Pháo hoa nổ tầm cao là quả pháo có đường kính trên 90 mm hoặc tầm bắn trên 120 m;
b) Pháo hoa là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện tạo ra các hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, không gây ra tiếng nổ.
...
Theo đó, pháo là một sản phẩm có chứa thuốc pháo, khi có sự tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện gây ra phản ứng hóa học tạo ra hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian.
Bên cạnh đó, pháo hoa là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi chịu sự tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa, điện sẽ tạo ra các hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian nơi sử dụng pháo hoa và không gây ra tiếng nổ.
Căn cứ tại khoản 1 Điều 2 Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt 2008 được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi 2014 quy định như sau:
Đối tượng chịu thuế
1. Hàng hóa:
a) Thuốc lá điếu, xì gà và chế phẩm khác từ cây thuốc lá dùng để hút, hít, nhai, ngửi, ngậm;
b) Rượu;
c) Bia;
d) Xe ô tô dưới 24 chỗ, kể cả xe ô tô vừa chở người, vừa chở hàng loại có từ hai hàng ghế trở lên, có thiết kế vách ngăn cố định giữa khoang chở người và khoang chở hàng;
đ) Xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi lanh trên 125cm3;
e) Tàu bay, du thuyền;
g) Xăng các loại;
h) Điều hoà nhiệt độ công suất từ 90.000 BTU trở xuống;
i) Bài lá;
k) Vàng mã, hàng mã.
...
Theo quy định trên về hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt bao gồm:
(1) Thuốc lá điếu, xì gà và chế phẩm khác từ cây thuốc lá dùng để hút, hít, ngửi, ngậm;
(2) Rượu; bia;
(3) Xe ô tô dưới 24 chỗ kể cả ô tô vừa chở hàng vừa chở người;
(4) Xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi lanh trên 125cm3;
(5) Tàu bay, du thuyền;
(6) Xăng các loại;
(7) Điều hoà nhiệt độ công suất từ 90.000 BTU trở xuống;
(8) Bài lá;
(9) Vàng mã, hàng mã.
Như vậy, pháo hay pháo hoa được quy định tại Điều 3 Nghị định 137/2020/NĐ-CP không là đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt do đó hàng hóa là pháo hoa Bộ Quốc phòng không phải đóng thuế tiêu thụ đặc biệt.
Còn bao nhiêu thứ hai nữa đến Tết Âm lịch 2025? Pháo hoa Bộ Quốc phòng có phải đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt? (Hình từ internet)
Cá nhân được mua pháo hoa Bộ Quốc phòng về sử dụng trong trường hợp nào?
Căn cứ tại Điều 17 Nghị định 137/2020/NĐ-CP quy định về sử dụng pháo hoa như sau:
Sử dụng pháo hoa
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ được sử dụng pháo hoa trong các trường hợp sau: Lễ, tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm và trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khi sử dụng pháo hoa chỉ được mua pháo hoa tại các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa.
Theo đó, cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ được mua pháo hoa Bộ Quốc phòng về sử dụng trong các trường hợp như:
(1) Lễ, Tết;
(2) Các dịp sinh nhật, tiệc cưới hỏi, hội nghị, khai trương;
(3) Các ngày kỷ niệm;
(4) Trong các hoạt động văn hóa, nghệ thuật.
* Lưu ý: Cá nhân chỉ được mua pháo hoa tại các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa Bộ Quốc phòng theo quy định.
- Cá nhân không cư trú trúng số tại Việt Nam thì có nộp thuế TNCN không?
- Thời điểm xuất hóa đơn đối với dịch vụ lữ hành là thời điểm nào?
- Có xuất hóa đơn giá trị gia tăng cho hoạt động vận tải quốc tế?
- Tiền mừng cưới của cô dâu, chú rể có tính thuế thu nhập cá nhân không?
- Công ty sản xuất túi ni lông đựng thực phẩm có nộp thuế bảo vệ môi trường không?
- Quy định về hạch toán khoản mua lại công cụ nợ trong nước vào NSNN mới nhất theo Thông tư 79 2021 TT BTC ra sao?
- Vi phạm hành chính về thuế có quy mô lớn là gì?
- Cá nhân bán hoa, cây cảnh ngày tết có phải nộp thuế thu nhập cá nhân không?
- Người nộp thuế đã chết thì có được khoanh tiền thuế nợ không?
- Có bị thu hồi chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế khi cho người khác sử dụng chứng chỉ hay không?