Người nộp thuế đã chết thì có được khoanh tiền thuế nợ không?
Người nộp thuế đã chết thì có được khoanh tiền thuế nợ không?
Căn cứ vào Điều 83 Luật Quản lý thuế 2019 quy định về các trường hợp được khoanh tiền thuế nợ như sau:
Các trường hợp được khoanh tiền thuế nợ
1. Người nộp thuế là người đã chết, người bị Tòa án tuyên bố là đã chết, mất tích hoặc mất năng lực hành vi dân sự.
Thời gian khoanh nợ được tính từ ngày được cấp giấy chứng tử hoặc giấy báo tử hoặc các giấy tờ thay cho giấy báo tử theo quy định của pháp luật về hộ tịch hoặc quyết định của Tòa án tuyên bố là đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự.
2. Người nộp thuế có quyết định giải thể gửi cơ quan quản lý thuế, cơ quan đăng ký kinh doanh để làm thủ tục giải thể, cơ quan đăng ký kinh doanh đã thông báo người nộp thuế đang làm thủ tục giải thể trên hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký kinh doanh nhưng người nộp thuế chưa hoàn thành thủ tục giải thể.
Thời gian khoanh nợ được tính từ ngày cơ quan đăng ký kinh doanh có thông báo về việc người nộp thuế đang làm thủ tục giải thể trên hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký kinh doanh.
...
Như vậy, trường hợp người nộp thuế đã chết thuộc trường hợp được cơ quan có thẩm quyền quyết định cho khoanh tiền thuế nợ.
Người nộp thuế đã chết thì có được khoanh tiền thuế nợ không? (Hình từ Internet)
Hồ sơ khoanh tiền thuế nợ đối với người nộp thuế đã chết như thế nào?
Căn cứ vào khoản 1 Điều 23 Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Thủ tục, hồ sơ, thời gian khoanh nợ
1. Hồ sơ khoanh nợ
a) Đối với người nộp thuế quy định tại khoản 1 Điều 83 Luật Quản lý thuế: Giấy chứng tử hoặc giấy báo tử hoặc các giấy tờ thay cho giấy báo tử theo quy định của pháp luật về hộ tịch, hoặc quyết định của tòa án tuyên bố một người là đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự (bản chính hoặc bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc bản sao được chứng thực).
b) Đối với người nộp thuế quy định tại khoản 2 Điều 83 Luật Quản lý thuế: Quyết định giải thể của người nộp thuế và thông tin về tên, mã số doanh nghiệp, thời gian đăng tải thông tin của cơ quan đăng ký kinh doanh về việc người nộp thuế đang làm thủ tục giải thể trên Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hợp tác xã, đăng ký kinh doanh (gọi tắt là Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký kinh doanh).
c) Đối với người nộp thuế quy định tại khoản 3 Điều 83 Luật Quản lý thuế: Thông báo của Tòa án có thẩm quyền về việc thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản (bản chính hoặc bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc bản sao được chứng thực).
d) Đối với người nộp thuế quy định tại khoản 4 Điều 83 Luật Quản lý thuế: Văn bản xác nhận giữa cơ quan quản lý thuế với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người nộp thuế có trụ sở hoặc địa chỉ liên lạc về việc người nộp thuế không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký kinh doanh hoặc địa chỉ liên lạc và thông báo của cơ quan quản lý thuế về việc người nộp thuế không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký (bản chính hoặc bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc bản sao được chứng thực).
đ) Đối với người nộp thuế quy định tại khoản 5 Điều 83 Luật Quản lý thuế: Văn bản đề nghị của cơ quan quản lý thuế gửi đến cơ quan có thẩm quyền thu hồi hoặc quyết định của cơ quan có thẩm quyền thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã hoặc giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc giấy phép thành lập và hoạt động hoặc giấy phép hành nghề hoặc giấy chứng nhận đăng ký chi nhánh, văn phòng đại diện (bản chính hoặc bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc bản sao được chứng thực).
Căn cứ tại Khoản 1 Điều 83 Luật Quản lý thuế 2019 quy định như sau:
Các trường hợp được khoanh tiền thuế nợ
1. Người nộp thuế là người đã chết, người bị Tòa án tuyên bố là đã chết, mất tích hoặc mất năng lực hành vi dân sự.
Thời gian khoanh nợ được tính từ ngày được cấp giấy chứng tử hoặc giấy báo tử hoặc các giấy tờ thay cho giấy báo tử theo quy định của pháp luật về hộ tịch hoặc quyết định của Tòa án tuyên bố là đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự.
...
Như vậy, hồ sơ khoanh tiền thuế nợ đối với người nộp thuế đã chết bao gồm:
- Giấy chứng tử hoặc giấy báo tử
- Hoặc các giấy tờ thay cho giấy báo tử theo quy định của pháp luật về hộ tịch, hoặc quyết định của tòa án tuyên bố một người là đã chết (bản chính hoặc bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc bản sao được chứng thực).
Thời gian khoanh nợ được tính từ ngày được cấp giấy chứng tử hoặc giấy báo tử hoặc các giấy tờ thay cho giấy báo tử.
- Trường hợp biên lai bị cháy thì phải xử lý như thế nào?
- Thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ thừa kế của cá nhân cư trú được tính như thế nào?
- Đất xây dựng cơ sở nuôi dưỡng người khuyết tật có được miễn thuế sử dụng đất phi nông nghiệp không?
- Chứng chỉ đại lý thuế phải thi bao nhiêu môn?
- Có bao nhiêu phương pháp sửa chữa sổ kế toán?
- Nguyên tắc tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân người nộp thuế khi có nhiều nguồn thu nhập từ tiền lương?
- Quyền và nghĩa vụ của đối tượng thanh tra thuế là gì? Thời hạn thanh tra thuế là khi nào?
- Mẫu số 02/ĐN-HĐG Đơn đề nghị mua hóa đơn do cơ quan thuế đặt in mới nhất?
- Dịch vụ T-VAN là gì? Thủ tục đăng ký giao dịch điện tử qua tổ chức cung cấp dịch vụ T-VAN được quy định như thế nào?
- Quy trình đề nghị xây dựng Luật Thuế trình Quốc hội theo quy chế của Bộ Tài chính?