Có các biện pháp khắc phục hậu quả nào khi xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hoá đơn?
Có các biện pháp khắc phục hậu quả nào khi xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hoá đơn?
Theo khoản 3 Điều 7 Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định các biện pháp khắc phục hậu quả khi xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn như sau:
Hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả và nguyên tắc áp dụng mức phạt tiền khi xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn
...
3. Biện pháp khắc phục hậu quả
a) Buộc nộp đủ số tiền thuế thiếu, số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn cao hơn quy định, số tiền thuế trốn, tiền chậm nộp tiền thuế vào ngân sách nhà nước.
b) Buộc điều chỉnh lại số lỗ, số thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ chuyển kỳ sau.
c) Buộc nộp hồ sơ thay đổi nội dung đăng ký thuế; khai lại và nộp bổ sung các tài liệu trong hồ sơ thuế; nộp hồ sơ khai thuế, phụ lục kèm theo hồ sơ khai thuế; cung cấp thông tin.
d) Buộc thực hiện thủ tục phát hành hóa đơn.
đ) Buộc lập hóa đơn theo quy định.
e) Buộc hủy, tiêu hủy hóa đơn, các sản phẩm in.
g) Buộc lập và gửi thông báo, báo cáo về hóa đơn.
h) Buộc chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử.
i) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính.
...
Như vậy, khi xử phạt hành chính về thuế, hoá đơn sẽ có 9 biện pháp khắc phục hậu quả có thể được áp dụng sau đây:
- Buộc nộp đủ số tiền thuế thiếu, số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn cao hơn quy định, số tiền thuế trốn, tiền chậm nộp tiền thuế.
- Buộc điều chỉnh lại số lỗ, số thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ chuyển kỳ sau.
- Buộc nộp hồ sơ thay đổi nội dung đăng ký thuế; khai lại và nộp bổ sung các tài liệu trong hồ sơ thuế; nộp hồ sơ khai thuế, phụ lục kèm theo hồ sơ khai thuế; cung cấp thông tin.
- Buộc thực hiện thủ tục phát hành hóa đơn.
- Buộc lập hóa đơn theo quy định.
- Buộc hủy, tiêu hủy hóa đơn, các sản phẩm in.
- Buộc lập và gửi thông báo, báo cáo về hóa đơn.
- Buộc chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử.
- Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp.
Có các biện pháp khắc phục hậu quả nào khi xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hoá đơn? (Hình từ Internet)
Không ra quyết định xử phạt thì có được áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả khi xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hoá đơn?
Theo khoản 2 Điều 38 Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Những trường hợp không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn
1. Không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn trong các trường hợp sau đây:
a) Trường hợp quy định tại Điều 9 Nghị định này;
b) Không xác định được đối tượng vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn;
c) Đã hết thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn quy định tại Điều 8 Nghị định này hoặc hết thời hạn ra quyết định xử phạt theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
d) Cá nhân vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn đã chết, mất tích; tổ chức vi phạm hành chính đã bị giải thể, phá sản trong thời gian xem xét ra quyết định xử phạt, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 4 Điều 41 Nghị định này.
Căn cứ xác định cá nhân chết, mất tích; tổ chức bị giải thể, phá sản theo quy định tại khoản 2 Điều 41 Nghị định này;
đ) Chuyển hồ sơ vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm để truy cứu trách nhiệm hình sự.
2. Trường hợp không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại điểm a, b, c, d khoản 1 Điều này thì người có thẩm quyền xử phạt không ra quyết định xử phạt nhưng phải áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định (nếu có). Quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả phải ghi rõ lý do không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính; biện pháp khắc phục hậu quả được áp dụng, trách nhiệm và thời hạn thực hiện.
Như vậy, trừ trường hợp chuyển hồ sơ vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm để truy cứu trách nhiệm hình sự thì các trường hợp không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính còn lại vẫn phải áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định (nếu có).
Trong đó, quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả phải ghi rõ lý do không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính; biện pháp khắc phục hậu quả được áp dụng, trách nhiệm và thời hạn thực hiện.
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/PVT_MST/xu-phat-vi-pham-1.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/LVPD/giai-trinh-vi-pham-hanh-chinh-ve-thue-hoa-don.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn//uploads/phapluat/2022-2/NBT_MST/2025/thang-1/ngay-09/muc-phat-tien-1-tinh-tiet-giam-nhe.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/NTBA_MST/khong-ky-bien-ban-thanh-tra-thue.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/NTBA_MST/khi-tuong-thuy-van.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn//phap-luat/2022-2/PTT/07122024/cac-hinh-thuc-xu-phat-vi-pham-hanh-chinh-trong-linh-vuc-ke-toan.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/phapluat/2022-2/NAL/thang-12/dn-tron-thue.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/NTBA_MST/khong-tieu-huy-hoa-don.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn//uploads/phapluat/2022-2/NBT_MST/thang-11/22/vphv-quy-mo-lon-hd.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn//uploads/phapluat/2022-2/NBT_MST/thang-11/22/vphc-thue-quy-mo-lon.jpg)
- Thời hạn áp dụng thuế tự vệ có thể được gia hạn hay không? Việc áp dụng thuế tự vệ được thực hiện thế nào?
- Quy định mới về sử dụng ngân quỹ nhà nước tạm thời nhàn rỗi từ 10/3/2025?
- Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp thuộc loại khai thuế nào? Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế sử dụng đất phi nông nghiệp?
- Quyết định 89/2024/QĐ-UBND Bảng giá tính thuế tài nguyên năm 2025 tỉnh Bình Định?
- Mức lương tối thiểu vùng Tỉnh Bến Tre năm 2025 là bao nhiêu?
- Hồ sơ khai thuế đối với trường hợp chuyển đổi loại hình doanh nghiệp gồm những gì?
- Tài khoản 3334 - Thuế thu nhập doanh nghiệp phản ánh nội dung gì? Phương pháp kế toán Tài khoản 3334 thế nào?
- Công ty đã quyết toán thuế thay cho người lao động thuộc diện trực tiếp quyết toán thì phải làm gì?
- Bộ máy Nhà nước Việt Nam gồm những cơ quan nào theo Hiến pháp?
- Mẫu đơn xin chuyển sinh hoạt đảng mới nhất 2025? Chuyển sinh hoạt đảng tạm thời nộp đảng phí ở đâu?