Ai trong Cơ quan thuế có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế?
Ai trong Cơ quan thuế có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế?
Theo Điều 110 Nghị định 117/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 34 Điều 2 Nghị định 124/2021/NĐ-CP quy định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan Thuế trong lĩnh vực y tế như sau:
Thẩm quyền của cơ quan Thuế
1. Công chức Thuế đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng đối với vi phạm hành chính về y tế dự phòng và phòng, chống HIV/AIDS.
2. Đội trưởng Đội Thuế có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 2.500.000 đồng đối với vi phạm hành chính về y tế dự phòng và phòng, chống HIV/AIDS.
3. Chi cục trưởng Chi cục Thuế có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về y tế dự phòng và phòng, chống HIV/AIDS;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 50.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về y tế dự phòng và phòng, chống HIV/AIDS;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm i khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính và khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
4. Cục trưởng Cục Thuế có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về y tế dự phòng và phòng, chống HIV/AIDS;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm i khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính và khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
Như vậy, những người sau đây trong Cơ quan thuế có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế: Công chức Thuế, Đội trưởng Đội Thuế, Chi cục trưởng Chi cục Thuế, Cục trưởng Cục Thuế.
Ai trong Cơ quan thuế có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế? (Hình từ Internet)
Mức phạt tiền tối đa đối với vi phạm hành chính về y tế dự phòng là bao nhiêu?
Theo Điều 4 Nghị định 117/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 2 Nghị định 124/2021/NĐ-CP, khoản 7 Điều 147 Nghị định 96/2023/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức như sau:
Quy định về mức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức
1. Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm hành chính về dân số là 30.000.000 đồng đối với cá nhân và 60.000.000 đồng đối với tổ chức.
2. Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm hành chính về y tế dự phòng và phòng, chống HIV/AIDS là 50.000.000 đồng đối với cá nhân và 100.000.000 đồng đối với tổ chức.
3. Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm hành chính về bảo hiểm y tế là 75.000.000 đồng đối với cá nhân và 150.000.000 đồng đối với tổ chức.
4. Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm hành chính về khám bệnh, chữa bệnh, dược, mỹ phẩm và thiết bị y tế là 100.000.000 đồng đối với cá nhân và 200.000.000 đồng đối với tổ chức.
5. Mức phạt tiền được quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt tiền đối với cá nhân. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
6. Thẩm quyền phạt tiền của các chức danh được quy định tại Chương III Nghị định này là thẩm quyền phạt tiền đối với một hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, thẩm quyền phạt tiền tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền phạt tiền cá nhân.
Như vậy, mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm hành chính về y tế dự phòng và phòng, chống HIV/AIDS là 50.000.000 đồng đối với cá nhân và 100.000.000 đồng đối với tổ chức.
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/phapluat/2022-2/NBT_MST/2025/thang-1/ngay-15/xu-phat-vphc-y-te.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/phapluat/2022-2/NBT_MST/2025/thang-1/ngay-15/unnamed-2.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/phapluat/2022-2/NTCK/Thang-11/vi-pham-hanh-chinh.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn//uploads/phapluat/2022-2/NBT_MST/thang-11/13/thoi-hieu-xu-phat.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn//uploads/phapluat/2022-2/NBT_MST/thang-11/01/khong-ra-quyet-dinh-xu-phat.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn//uploads/phapluat/2022-2/NBT_MST/thang-10/30/vphc-hd-la-knao-v.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn//uploads/phapluat/2022-2/NBT_MST/thang-11/01/quyet-dinh-xu-phat-vphc-thue-hoa-don-1.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn//uploads/phapluat/2022-2/NBT_MST/thang-10/26/tt-giam-nhe-thue-hd-1.jpg)
- Nguyên tắc kế toán Tài khoản 336 khoản phải trả nội bộ của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam theo Thông tư 177?
- Chính thức áp dụng quy trình hoàn thuế thu nhập cá nhân tự động từ ngày 24/01/2025?
- Địa chỉ, số điện thoại các Chi cục thuế tại Tỉnh Cao Bằng mới nhất?
- Những từ được viết tắt trên hóa đơn điện tử?
- Không xuất trình giấy kết hôn khi đăng ký khai sinh? Lệ phí đăng ký khai sinh mới nhất hiện nay?
- Thủ tục tuyển sinh THPT và tuyển sinh THCS năm 2025? Thi THPT và thi THCS đóng lệ phí thi bao nhiêu?
- Quyết định 18/QĐ-TANDTC về xác minh tài sản thu nhập năm 2025 của TAND tối cao? Thẩm quyền miễn giảm án phí?
- 8 điểm mới về đăng ký thuế đối với người nộp thuế là tổ chức được Cục Thuế doanh nghiệp lớn giới thiệu?
- Danh sách 11 doanh nghiệp nợ thuế theo thông báo của Cục Hải quan Cần Thơ?
- Dùng chân điều khiển vô lăng phạt mức cao nhất là bao nhiêu theo Nghị định 168?