Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán là bao lâu?
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán là bao lâu?
Theo khoản 1, khoản 4, khoản 5 Điều 3 Nghị định 41/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán là 2 năm.
...
4. Trường hợp xử phạt vi phạm hành chính đối với cá nhân do cơ quan tiến hành tố tụng chuyển đến thì thời hiệu được áp dụng theo quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này. Thời gian cơ quan tiến hành tố tụng thụ lý, xem xét được tính vào thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính.
5. Trong thời hạn được quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này mà cá nhân, tổ chức cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được tính lại kể từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, cản trở việc xử phạt.
Như vậy, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán là 2 năm (thời hiệu này cũng áp dụng đối với cá nhân do cơ quan tố tụng chuyển đến)
Đồng thời, trường hợp trong thời hạn 2 năm này mà người vi phạm cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt thì thời hiệu xử phạt được tính lại kể từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, cản trở.
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán là bao lâu? (Hình từ Internet)
Thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán là khi nào?
Theo khoản 3 Điều 3 Nghị định 41/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
...
3. Thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập được quy định như sau:
a) Đối với hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm;
b) Đối với hành vi vi phạm hành chính đang được thực hiện thì thời hiệu được tính từ thời điểm phát hiện hành vi vi phạm;
c) Đối với hành vi vi phạm về kế toán và kiểm toán độc lập quy định tại Nghị định này, thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm hành chính để tính thời hiệu xử phạt là:
- Thời điểm tổ chức, cá nhân thực hiện xong quy trình nghiệp vụ, yêu cầu công việc theo quy định của pháp luật về kế toán và kiểm toán độc lập;
- Thời điểm tổ chức, cá nhân chấm dứt hành vi vi phạm để thực hiện đúng theo quy định của pháp luật về kế toán, kiểm toán.
d) Để xem xét hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc hay đang thực hiện, ngoài việc căn cứ điểm c trên đây, cơ quan, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính căn cứ vào quy định của pháp luật về kế toán, kiểm toán độc lập, hồ sơ, tài liệu và tình tiết của từng vụ việc cụ thể để xác định hành vi vi phạm đã kết thúc hay hành vi vi phạm đang thực hiện.
...
Như vậy, thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán là:
- Đối với hành vi vi phạm đã kết thúc thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm
- Đối với hành vi vi phạm đang được thực hiện thì thời hiệu được tính từ thời điểm phát hiện hành vi vi phạm.
Có những hình thức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán nào?
Theo Điều 4 Nghị định 41/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính
1. Các hình thức xử phạt chính:
Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập, cá nhân, tổ chức vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính sau đây:
a) Cảnh cáo;
b) Phạt tiền.
2. Các hình thức xử phạt bổ sung:
Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán, Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán trong thời gian từ 03 tháng đến 06 tháng;
b) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán, kiểm toán trong thời gian từ 01 tháng đến 12 tháng;
c) Đình chỉ việc tổ chức cập nhật kiến thức trong thời gian từ 01 tháng đến 03 tháng;
d) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính.
Như vậy, những hình thức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán bao gồm:
- Đối với hình thức xử phạt chính thì có cảnh cáo và phạt tiền.
- Đối với hình thức xử phạt bổ sung thì có: Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán trong thời gian từ 3 - 6 tháng; Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán trong thời gian từ 1 - 12 tháng; Đình chỉ việc tổ chức cập nhật kiến thức trong thời gian từ 1 - 3 tháng và tịch thu tang vật vi phạm.
- Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp do cưỡng chế về quản lý thuế là tình trạng gì của doanh nghiệp?
- Có bao nhiêu yêu cầu đối với tổ chức kiểm toán độc lập thực hiện kiểm toán ngân hàng?
- Cơ quan quản lý thuế phải trả tiền lãi bao nhiêu khi chậm ban hành quyết định hoàn thuế?
- Xử phạt vi phạm hành chính khi lập báo cáo tài chính không đúng biểu mẫu như thế nào? Hệ thống Báo cáo tài chính theo Thông tư 200 thế nào?
- Cá nhân tham gia lực lượng bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở nhận phụ cấp có đóng thuế TNCN không?
- Mẫu hợp đồng dịch vụ mới nhất năm 2025? Tính thuế TNCN như thế nào đối với thu nhập phát sinh từ hợp đồng dịch vụ?
- Người nộp thuế bị thiệt hại vật chất do dịch bệnh có được xóa nợ tiền thuế không?
- Ai có thẩm quyền ban hành quyết định cưỡng chế phong tỏa tài khoản ngân hàng?
- Thông tin đăng ký thuế nào cần phải rà soát?
- Cá nhân có được ủy quyền đăng ký mã số thuế cá nhân cho công ty trả lương không?