Những trường hợp không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn?

Những trường hợp nào có hành vi vi phạm hành chính xảy ra mà người có thẩm quyền không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn?

Những trường hợp không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn?

Theo khoản 1 Điều 38 Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định như sau:

Những trường hợp không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn
1. Không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn trong các trường hợp sau đây:
a) Trường hợp quy định tại Điều 9 Nghị định này;
b) Không xác định được đối tượng vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn;
c) Đã hết thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn quy định tại Điều 8 Nghị định này hoặc hết thời hạn ra quyết định xử phạt theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
d) Cá nhân vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn đã chết, mất tích; tổ chức vi phạm hành chính đã bị giải thể, phá sản trong thời gian xem xét ra quyết định xử phạt, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 4 Điều 41 Nghị định này.
Căn cứ xác định cá nhân chết, mất tích; tổ chức bị giải thể, phá sản theo quy định tại khoản 2 Điều 41 Nghị định này;
đ) Chuyển hồ sơ vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm để truy cứu trách nhiệm hình sự.
...

Theo đó, trong những trường hợp sau đây thì người có thẩm quyền sẽ không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hoá đơn:

- Những trường hợp không xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn

- Không xác định được đối tượng vi phạm

- Đã hết thời hiệu xử phạt hoặc hết thời hạn ra quyết định xử phạt

- Cá nhân vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn đã chết, mất tích; tổ chức vi phạm hành chính đã bị giải thể, phá sản trong thời gian xem xét ra quyết định xử phạt

- Chuyển hồ sơ vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm để truy cứu trách nhiệm hình sự

Tuy nhiên trừ trường hợp chuyển hồ sơ vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm để truy cứu trách nhiệm hình sự thì các trường hợp còn lại dù không ra quyết định xử phạt nhưng phải áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định (nếu có).

Những trường hợp không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn?

Những trường hợp không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn? (Hình từ Internet)

Trường hợp cá nhân vi phạm hành chính về thuế chết thì ai có trách nhiệm thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả?

Theo khoản 4 Điều 41 Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định như sau:

Thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn trong trường hợp người bị xử phạt chết, mất tích; tổ chức bị xử phạt giải thể, phá sản
...
4. Việc kế thừa nghĩa vụ thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả của cá nhân đã chết, mất tích, tổ chức bị xử phạt giải thể, phá sản
a) Những người nhận thừa kế có trách nhiệm thi hành phần còn lại của quyết định xử phạt về biện pháp khắc phục hậu quả trong phạm vi di sản do người chết để lại.
Trường hợp di sản thừa kế chưa được chia thì việc tiếp tục thi hành phần còn lại của quyết định xử phạt về biện pháp khắc phục hậu quả do người chết để lại được người quản lý di sản thực hiện.
Trường hợp di sản đã được chia thì mỗi người thừa kế thi hành phần còn lại của quyết định xử phạt về biện pháp khắc phục hậu quả do người chết để lại tương ứng nhưng không vượt quá phần tài sản mà mình đã nhận, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
Trường hợp Nhà nước, cơ quan, tổ chức nhận di sản theo di chúc thì có trách nhiệm thi hành phần còn lại của quyết định xử phạt về biện pháp khắc phục hậu quả do người chết để lại như người thừa kế là cá nhân.
Trường hợp không có người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật hoặc có nhưng từ chối nhận di sản thừa kế thì thực hiện theo quy định của pháp luật dân sự.
b) Người được Tòa án giao quản lý tài sản của người bị tuyên bố mất tích có trách nhiệm thi hành phần còn lại của quyết định xử phạt (biện pháp khắc phục hậu quả) trong phạm vi tài sản được giao quản lý thay cho người mất tích.
c) Tổ chức bị giải thể là đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp hoặc giải thể do tổ chức lại doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức khác hoặc giải thể chi nhánh, văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài, văn phòng điều hành của nhà thầu nước ngoài tại Việt Nam thì tổ chức bị giải thể không được miễn thi hành hình thức phạt tiền tại quyết định xử phạt.

Như vậy, cá nhân vi phạm hành chính về thuế chết thì người thừa kế có trách nhiệm thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả, trường hợp không có người thừa kế hoặc người thừa kế từ chối nhận di sản thì thực hiện theo pháp luật dân sự.

Xử phạt vi phạm hành chính
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế là bao lâu? Ai có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế?
Pháp luật
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán là bao lâu?
Pháp luật
Những trường hợp không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn?
Pháp luật
Thời điểm tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về hoá đơn là khi nào?
Pháp luật
Mẫu 01/QĐ Quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hoá đơn và cách ghi?
Pháp luật
Những tình tiết nào là tình tiết giảm nhẹ khi xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hoá đơn?
Nguyễn Bảo Trân
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch