Ai được đăng kí học thêm trong trường? Mẫu đơn đăng ký học thêm trong nhà trường từ ngày 14/2/2025?

Mẫu đơn đăng kí học thêm tại trường của học sinh từ 14/2/2025? Ai được đăng kí học thêm trong trường? Có được sử dụng ngân sách nhà nước cho việc dạy thêm trong nhà trường?

Ai được đăng kí học thêm trong trường?

Căn cứ quy định tại Điều 5 Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT quy định như sau:

Dạy thêm, học thêm trong nhà trường
1. Việc dạy thêm, học thêm trong nhà trường không được thu tiền của học sinh và chỉ dành cho các đối tượng học sinh đăng kí học thêm theo từng môn học như sau:
a) Học sinh có kết quả học tập môn học cuối học kì liền kề ở mức chưa đạt;
b) Học sinh được nhà trường lựa chọn để bồi dưỡng học sinh giỏi;
c) Học sinh lớp cuối cấp tự nguyện đăng kí ôn thi tuyển sinh, ôn thi tốt nghiệp theo kế hoạch giáo dục của nhà trường.
2. Nhà trường tổ chức cho học sinh thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này viết đơn đăng kí học thêm theo từng môn học ở từng khối lớp (theo Mẫu số 01 tại Phụ lục kèm theo Thông tư này).
3. Căn cứ vào số học sinh đăng kí, nhà trường xây dựng kế hoạch tổ chức dạy thêm đối với từng môn học ở từng khối lớp.
4. Việc xếp lớp, xếp thời khóa biểu và tổ chức dạy thêm, học thêm phải bảo đảm yêu cầu sau:
a) Lớp dạy thêm được xếp theo môn học đối với từng khối lớp; mỗi lớp có không quá 45 (bốn mươi lăm) học sinh;
b) Không xếp giờ dạy thêm xen kẽ với thời khóa biểu và không dạy thêm trước các nội dung so với việc dạy học theo phân phối chương trình môn học trong kế hoạch giáo dục của nhà trường;
c) Mỗi môn học được tổ chức dạy thêm không quá 02 (hai) tiết/tuần.
5. Kế hoạch tổ chức dạy thêm, học thêm được công khai trên trang thông tin điện tử của nhà trường hoặc niêm yết tại nhà trường.

Căn cứ theo Điều 5 Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT về dạy thêm, học thêm trong nhà trường, các đối tượng học sinh được đăng ký học thêm trong trường bao gồm:

- Học sinh có kết quả học tập môn học cuối học kỳ liền kề ở mức chưa đạt.

- Học sinh được nhà trường lựa chọn để bồi dưỡng học sinh giỏi.

- Học sinh lớp cuối cấp tự nguyện đăng ký ôn thi tuyển sinh hoặc ôn thi tốt nghiệp theo kế hoạch giáo dục của nhà trường.

Ai được đăng kí học thêm trong trường?  Mẫu đơn đăng ký học thêm trong nhà trường từ 14/2/2025?

Ai được đăng kí học thêm trong trường? Mẫu đơn đăng ký học thêm trong nhà trường từ 14/2/2025?

Mẫu đơn đăng ký học thêm tại trường của học sinh từ ngày 14/2/2025?

Mẫu đơn xin học thêm trong nhà trường của học sinh mới nhất sẽ áp dụng theo Mẫu số 01 tại Phụ lục kèm theo Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT.

Mẫu số 01 - Mẫu đơn đăng kí học thêm của học sinh: Tải mẫu

Có được sử dụng ngân sách nhà nước cho việc dạy thêm trong nhà trường?

Căn cứ quy định tại Điều 7 Thông tư 24/2024/TT-BGDĐT quy định kinh phí tổ chức dạy thêm, học thêm trong nhà trường sử dụng nguồn ngân sách nhà nước và các nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.

Các khoản thu ngân sách nhà nước được quy định cụ thể tại khoản 1 Điều 5 Luật Ngân sách nhà nước 2015, hướng dẫn bởi Điều 2 Nghị định 163/2016/NĐ-CP, gồm:

- Các khoản thuế mà tổ chức, cá nhân phải nộp theo quy định của pháp luật về thuế.

- Các khoản lệ phí mà tổ chức, cá nhân phải nộp theo quy định của pháp luật.

- Phí thu từ các dịch vụ do cơ quan nhà nước cung cấp; trong trường hợp được khoán chi phí hoạt động, phần chi phí này sẽ được khấu trừ.

- Phí thu từ các dịch vụ do đơn vị sự nghiệp công lập và doanh nghiệp nhà nước thực hiện, sau khi trừ phần phải trích lại để bù đắp chi phí theo quy định của pháp luật.

- Các khoản thu ngân sách nhà nước từ hoạt động kinh tế của Nhà nước, bao gồm:

+ Lãi phân chia cho Nhà nước và các khoản thu từ hoạt động thăm dò, khai thác dầu, khí.

+ Các khoản thu hồi vốn đầu tư của Nhà nước tại các tổ chức kinh tế.

+ Thu cổ tức, lợi nhuận được chia từ các công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có vốn góp của Nhà nước.

+ Thu phần lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi đã trích lập các quỹ của doanh nghiệp nhà nước.

+ Chênh lệch thu lớn hơn chi của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

+Thu hồi các khoản vay của Nhà nước (bao gồm cả gốc và lãi), trừ các khoản vay lại từ vốn vay nước ngoài của Chính phủ.

- Các khoản đóng góp huy động từ các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.

- Thu từ việc bán tài sản nhà nước, bao gồm thu từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất do các cơ quan, đơn vị, tổ chức của Nhà nước quản lý.

- Tiền sử dụng đất; tiền cho thuê đất, thuê mặt nước; tiền sử dụng khu vực biển; tiền cho thuê và tiền bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước.

- Thu từ tài sản mà Nhà nước xác lập quyền sở hữu; thu từ việc cấp quyền khai thác khoáng sản, tài nguyên nước.

- Tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính, các khoản phạt và tịch thu khác theo quy định của pháp luật.

- Các khoản đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.

- Các khoản viện trợ không hoàn lại từ Chính phủ các nước, các tổ chức, cá nhân nước ngoài dành cho Nhà nước Việt Nam, cho cơ quan nhà nước ở địa phương.

- Thu từ quỹ dự trữ tài chính theo quy định tại Điều 11 Luật Ngân sách Nhà nước 2015

- Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.

Ngân sách nhà nước
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Ai được đăng kí học thêm trong trường? Mẫu đơn đăng ký học thêm trong nhà trường từ ngày 14/2/2025?
Pháp luật
Toàn văn Nghị quyết 25 về mục tiêu tăng trưởng các ngành, lĩnh vực và địa phương năm 2025? Chỉ tiêu năm 2025 tỷ lệ động viên vào NSNN trên GDP?
Pháp luật
UBND tỉnh Nghệ An phát động thi đua thực hiện chính sách pháp luật thuế và nghĩa vụ với NSNN năm 2025?
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch