Tài khoản 141 - Tạm ứng theo Thông tư 133/2016/TT-BTC phản ánh nội dung gì?
Tài khoản 141 - Tạm ứng theo thông tư 133/2016/TT-BTC phản ánh nội dung gì?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 21 Thông tư 133/2016/TT-BTC quy định 141 - Tạm ứng dùng để phản ánh các khoản tạm ứng của doanh nghiệp nhỏ và vừa cho người lao động trong doanh nghiệp và tình hình thanh toán các khoản tạm ứng đó.
Bên cạnh đó, theo quy định tại điểm b, c, d khoản 1 Điều 21 Thông tư 133/2016/TT-BTC cần lưu ý về một số nguyên tắc kế toán Tài khoản 141 - Tạm ứng:
- Khoản tạm ứng là một khoản tiền hoặc vật tư do doanh nghiệp giao cho người nhận tạm ứng để thực hiện nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh hoặc giải quyết một công việc nào đó được phê duyệt. Người nhận tạm ứng phải là người lao động làm việc tại doanh nghiệp. Đối với người nhận tạm ứng thường xuyên (thuộc các bộ phận cung ứng vật tư, quản trị, hành chính) phải được Giám đốc (Tổng giám đốc) chỉ định bằng văn bản.
- Người nhận tạm ứng (có tư cách cá nhân hay tập thể) phải chịu trách nhiệm với doanh nghiệp về số đã nhận tạm ứng và chỉ được sử dụng tạm ứng theo đúng mục đích và nội dung công việc đã được phê duyệt. Nếu số tiền nhận tạm ứng không sử dụng hoặc không sử dụng hết phải nộp lại quỹ. Người nhận tạm ứng không được chuyển số tiền tạm ứng cho người khác sử dụng.
Khi hoàn thành, kết thúc công việc được giao, người nhận tạm ứng phải lập bảng thanh toán tạm ứng (kèm theo chứng từ gốc) để thanh toán toàn bộ, dứt điểm (theo từng lần, từng khoản) số tạm ứng đã nhận, số tạm ứng đã sử dụng và khoản chênh lệch giữa số đã nhận tạm ứng với số đã sử dụng (nếu có). Khoản tạm ứng sử dụng không hết nếu không nộp lại quỹ thì phải tính trừ vào lương của người nhận tạm ứng. Trường hợp chi quá số nhận tạm ứng thì doanh nghiệp sẽ chi bổ sung số còn thiếu.
- Phải thanh toán dứt điểm khoản tạm ứng kỳ trước mới được nhận tạm ứng kỳ sau. Kế toán phải mở sổ kế toán chi tiết theo dõi cho từng người nhận tạm ứng và ghi chép đầy đủ tình hình nhận, thanh toán tạm ứng theo từng lần tạm ứng.
Tài khoản 141 - Tạm ứng theo Thông tư 133/2016/TT-BTC phản ánh nội dung gì?
Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 141 - Tạm ứng theo Thông tư 133/2016/TT-BTC ra sao?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 21 Thông tư 133/2016/TT-BTC quy định kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 141 - Tạm ứng của doanh nghiệp nhỏ và vừa như sau:
Bên Nợ:
Các khoản tiền, vật tư đã tạm ứng cho người lao động của doanh nghiệp.
Bên Có:
- Các khoản tạm ứng đã được thanh toán;
- Số tiền tạm ứng dùng không hết nhập lại quỹ hoặc tính trừ vào lương;
- Các khoản vật tư đã tạm ứng sử dụng không hết nhập lại kho.
Số dư bên Nợ:
Số tạm ứng chưa thanh toán.
Đơn vị tiền tệ nào được sử dụng trong kế toán?
Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Thông tư 133/2016/TT-BTC, đơn vị tiền tệ trong kế toán là Đồng Việt Nam (ký hiệu quốc gia là “đ”; ký hiệu quốc tế là “VND”) được dùng để ghi sổ kế toán, lập và trình bày Báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Trường hợp đơn vị kế toán chủ yếu thu, chi bằng ngoại tệ, đáp ứng được các tiêu chuẩn quy định tại Điều 6 Thông tư này thì được chọn một loại ngoại tệ làm đơn vị tiền tệ để ghi sổ kế toán.
Ngoài ra, khi có sự thay đổi lớn về hoạt động quản lý và kinh doanh dẫn đến đơn vị tiền tệ kế toán được sử dụng trong các giao dịch kinh tế không còn thỏa mãn các tiêu chuẩn tại khoản 2, 3 Điều 6 Thông tư 133/2016/TT-BTC thì doanh nghiệp được thay đổi đơn vị tiền tệ trong kế toán.
Việc thay đổi từ một đơn vị tiền tệ ghi sổ kế toán này sang một đơn vị tiền tệ ghi sổ kế toán khác chỉ được thực hiện tại thời điểm bắt đầu niên độ kế toán mới.
Doanh nghiệp phải thông báo cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp về việc thay đổi đơn vị tiền tệ trong kế toán chậm nhất là sau 10 ngày làm việc kể từ ngày thay đổi đơn vị tiền tệ.
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/HQ/tk-141-tt133.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/HQ/tai-khoan-151.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/HQ/bao-cao-tai-chinh-dnnvv.jpg)
- Dừng xe mặc áo mưa có bị phạt không? Đối tượng phải nộp phí đường bộ theo tháng?
- Bảng giá tính thuế tài nguyên đối với nước thiên nhiên trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu năm 2025
- Năm 2025, hồ sơ nộp dần tiền thuế nợ gồm những gì? Thủ tục nộp dần tiền thuế nợ như thế nào?
- Chi phí lãi vay không được trừ được chuyển sang kỳ tính thuế tiếp theo khi nào đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết?
- Địa chỉ, số điện thoại các Chi cục Thuế thuộc Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu?
- Tết Nguyên Tiêu ngày mấy Âm lịch? Tết Nguyên Tiêu năm Ất Tỵ rơi vào ngày mấy dương? Bán trái cây cúng Tết Nguyên Tiêu có phải xuất hóa đơn?
- Địa chỉ, số điện thoại các Chi cục Thuế Tỉnh Sóc Trăng?
- Quyết toán thuế thu nhập cá nhân kỳ tính thuế năm 2024 theo hướng dẫn một số nội dung trọng tâm của cơ quan thuế?
- Đất nợ thuế có được chuyển nhượng không 2025? Có những loại thuế đất nào theo quy định hiện nay?
- Cá nhân kinh doanh nộp thuế theo từng lần phát sinh là gì? Cá nhân kinh doanh nộp thuế theo từng lần phát sinh bao gồm những đối tượng nào?