07 trường hợp nào người nộp thuế đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế thực hiện chấm dứt hiệu lực mã số thuế?
07 trường hợp nào người nộp thuế đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế thực hiện chấm dứt hiệu lực mã số thuế?
Căn cứ quy định tại Điều 39 Luật Quản lý thuế 2019 như sau:
Chấm dứt hiệu lực mã số thuế
1. Người nộp thuế đăng ký thuế cùng với đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hợp tác xã, đăng ký kinh doanh thì thực hiện chấm dứt hiệu lực mã số thuế khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Chấm dứt hoạt động kinh doanh hoặc giải thể, phá sản;
b) Bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
c) Bị chia, bị sáp nhập, bị hợp nhất.
2. Người nộp thuế đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế thì thực hiện chấm dứt hiệu lực mã số thuế khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Chấm dứt hoạt động kinh doanh, không còn phát sinh nghĩa vụ thuế đối với tổ chức không kinh doanh;
b) Bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép tương đương;
c) Bị chia, bị sáp nhập, bị hợp nhất;
d) Bị cơ quan thuế ra thông báo người nộp thuế không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký;
đ) Cá nhân chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật;
e) Nhà thầu nước ngoài khi kết thúc hợp đồng;
g) Nhà thầu, nhà đầu tư tham gia hợp đồng dầu khí khi kết thúc hợp đồng hoặc chuyển nhượng toàn bộ quyền lợi tham gia hợp đồng dầu khí.
...
Như vậy, 07 trường hợp người nộp thuế đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế thực hiện chấm dứt hiệu lực mã số thuế bao gồm:
(1) Chấm dứt hoạt động kinh doanh, không còn phát sinh nghĩa vụ thuế đối với tổ chức không kinh doanh;
(2) Bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép tương đương;
(3) Bị chia, bị sáp nhập, bị hợp nhất;
(4) Bị cơ quan thuế ra thông báo người nộp thuế không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký;
(5) Cá nhân chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật;
(6) Nhà thầu nước ngoài khi kết thúc hợp đồng;
(7) Nhà thầu, nhà đầu tư tham gia hợp đồng dầu khí khi kết thúc hợp đồng hoặc chuyển nhượng toàn bộ quyền lợi tham gia hợp đồng dầu khí.
Bên cạnh đó, hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế căn cứ theo khoản 4 Điều 39 Luật Quản lý thuế 2019 quy định về hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế:
Hồ sơ đề nghị chấm dứt hiệu lực mã số thuế bao gồm:
- Văn bản đề nghị chấm dứt hiệu lực mã số thuế;
- Các giấy tờ khác có liên quan.
07 trường hợp nào người nộp thuế đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế thực hiện chấm dứt hiệu lực mã số thuế? (Hình từ internet)
Nghĩa vụ cần thực hiện trước khi chấm dứt hiệu lực mã số thuế là gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 15 Thông tư 105/2020/TT-BTC quy định về các nghĩa vụ như sau:
Các nghĩa vụ người nộp thuế phải hoàn thành trước khi chấm dứt hiệu lực mã số thuế
1. Đối với người nộp thuế theo quy định tại Điểm a, b, c, d, đ, e, g, h, m, n Khoản 2 Điều 4 Thông tư này:
- Người nộp thuế nộp Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo quy định của pháp luật về hóa đơn;
- Người nộp thuế hoàn thành nghĩa vụ nộp hồ sơ khai thuế, nộp thuế và xử lý số tiền thuế nộp thừa, số thuế giá trị gia tăng chưa được khấu trừ (nếu có) theo quy định tại Điều 43, 44, 47, 60, 67, 68, 70, 71 Luật Quản lý thuế với cơ quan quản lý thuế;
- Trường hợp đơn vị chủ quản có các đơn vị phụ thuộc thì toàn bộ các đơn vị phụ thuộc phải hoàn thành thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế trước khi chấm dứt hiệu lực mã số thuế của đơn vị chủ quản.
2. Đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh theo quy định tại Điểm i Khoản 2 Điều 4 Thông tư này:
...
Như vậy, các nghĩa vụ mà người nộp thuế phải hoàn thành trước khi chấm dứt hiệu lực mã số thuế được chia thành các trường hợp như sau:
* Đối với người nộp thuế theo quy định tại điểm a, b, c, d, đ, e, g, h, m, n Khoản 2 Điều 4 Thông tư 105/2020/TT-BTC thì:
(1) Người nộp thuế nộp Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn;
(2) Người nộp thuế hoàn thành nghĩa vụ nộp hồ sơ khai thuế, nộp thuế và xử lý số tiền thuế nộp thừa, số thuế giá trị gia tăng chưa được khấu trừ (nếu có);
* Đối với người nộp thuế là hộ, cá nhân kinh doanh theo quy định tại điểm i khoản 2 Điều 4 Thông tư 105/2020/TT-BTC thì:
(1) Người nộp thuế nộp Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn;
(2) Người nộp thuế hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế và xử lý số tiền thuế nộp thừa;
(3) Người nộp thuế hoàn thành nghĩa vụ nộp hồ sơ khai thuế, nộp thuế và xử lý số tiền thuế nộp thừa, số thuế giá trị gia tăng chưa được khấu trừ (nếu có)
* Đối với người nộp thuế là hộ kinh doanh chuyển lên doanh nghiệp nhỏ và vừa thì phải hoàn thành nghĩa vụ thuế với cơ quan thuế trực tiếp quản lý hoặc có văn bản gửi cơ quan thuế cam kết doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi từ hộ kinh doanh kế thừa toàn bộ nghĩa vụ thuế của hộ kinh doanh theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
* Đối với người nộp thuế là cá nhân theo quy định tại điểm k, l khoản 2 Điều 4 Thông tư 105/2020/TT-BTC thì người nộp thuế hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế và xử lý số tiền thuế nộp thừa.
- Tài liệu kế toán của doanh nghiệp siêu nhỏ phải được lưu trữ trong thời hạn bao lâu?
- Cách lập tờ khai thuế môn bài online trên phần mềm HTKK mới nhất 2025? Cách điền tờ khai thuế môn bài?
- Doanh nghiệp chậm trả lương, thưởng Tết Âm lịch có bị xử phạt? Chi phí thưởng tết là chi phí không được trừ khi tính thuế TNDN khi nào?
- Tài khoản nào dùng để phản ánh chiết khấu thương mại theo Thông tư 200? Chiết khấu thương mại có phải nộp thuế thu nhập cá nhân không?
- Những lời chúc Tết Dương lịch 2025 hay và ý nghĩa dành cho gia đình, người thân, bạn bè?
- Doanh nghiệp bắt buộc phải thưởng Tết Âm lịch 2025 cho người lao động? Tiền thưởng có tính vào khoản chi được trừ thuế TNDN không?
- Mẫu Tờ trình đề nghị khen thưởng 2024 và cách điền? Tiền thưởng kèm theo Giấy khen có chịu thuế TNCN?
- Chứng từ kế toán chưa có mẫu có được lập không?
- Tổng cục Thuế làm việc theo chế độ gì? Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế do ai bổ nhiệm?
- Doanh nghiệp đang nợ tiền thuế có được tạm ngừng kinh doanh không?