Các bước thực hiện thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế cá nhân như thế nào?
Mã số thuế có bao nhiêu chữ số?
Căn cứ tại Điều 30 Luật Quản lý thuế 2019 quy định đối tượng đăng ký thuế và cấp mã số thuế:
Đối tượng đăng ký thuế và cấp mã số thuế
1. Người nộp thuế phải thực hiện đăng ký thuế và được cơ quan thuế cấp mã số thuế trước khi bắt đầu hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc có phát sinh nghĩa vụ với ngân sách nhà nước. Đối tượng đăng ký thuế bao gồm:
a) Doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân thực hiện đăng ký thuế theo cơ chế một cửa liên thông cùng với đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hợp tác xã, đăng ký kinh doanh theo quy định của Luật Doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan;
b) Tổ chức, cá nhân không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này thực hiện đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
2. Cấu trúc mã số thuế được quy định như sau:
a) Mã số thuế 10 chữ số được sử dụng cho doanh nghiệp, tổ chức có tư cách pháp nhân; đại diện hộ gia đình, hộ kinh doanh và cá nhân khác;
b) Mã số thuế 13 chữ số và ký tự khác được sử dụng cho đơn vị phụ thuộc và các đối tượng khác;
c) Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chi tiết khoản này.
...
Như vậy, mã số thuế có 2 loại là mã số thuế 10 số và 13 số được cấp cho các đối tượng sau:
- Mã số thuế 10 chữ số được sử dụng cho doanh nghiệp, tổ chức có tư cách pháp nhân; đại diện hộ gia đình, hộ kinh doanh và cá nhân khác
- Mã số thuế 13 chữ số và ký tự khác được sử dụng cho đơn vị phụ thuộc và các đối tượng khác
Hiệu lực mã số thuế của người nộp thuế đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế chấm dứt trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Hiệu lực mã số thuế của người nộp thuế đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế chấm dứt trong trường hợp nào?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 39 Luật Quản lý thuế 2019 quy định người nộp thuế đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế thì thực hiện chấm dứt hiệu lực mã số thuế khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Chấm dứt hoạt động kinh doanh, không còn phát sinh nghĩa vụ thuế đối với tổ chức không kinh doanh
- Bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép tương đương
- Bị chia, bị sáp nhập, bị hợp nhất
- Bị cơ quan thuế ra thông báo người nộp thuế không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký
- Cá nhân chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật
- Nhà thầu nước ngoài khi kết thúc hợp đồng
- Nhà thầu, nhà đầu tư tham gia hợp đồng dầu khí khi kết thúc hợp đồng hoặc chuyển nhượng toàn bộ quyền lợi tham gia hợp đồng dầu khí
Các bước thực hiện thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế cá nhân như thế nào?
Căn cứ Điều 39 Luật Quản lý thuế 2019 quy định chấm dứt hiệu lực mã số thuế:
Chấm dứt hiệu lực mã số thuế
...
4. Hồ sơ đề nghị chấm dứt hiệu lực mã số thuế bao gồm:
a) Văn bản đề nghị chấm dứt hiệu lực mã số thuế;
b) Các giấy tờ khác có liên quan.
5. Người nộp thuế đăng ký thuế cùng với đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hợp tác xã, đăng ký kinh doanh thực hiện đăng ký giải thể hoặc chấm dứt hoạt động tại cơ quan đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hợp tác xã, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật. Trước khi thực hiện tại cơ quan đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hợp tác xã, đăng ký kinh doanh người nộp thuế phải đăng ký với cơ quan thuế quản lý trực tiếp để hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
6. Người nộp thuế đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế nộp hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày có văn bản chấm dứt hoạt động hoặc chấm dứt hoạt động kinh doanh hoặc ngày kết thúc hợp đồng.
Như vậy, thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế cá nhân năm 2024 được thực hiện như sau:
Bước 1: Người nộp thuế phải hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế theo quy định trước khi chấm dứt hiệu lực mã số thuế
Bước 2: Cá nhân làm hồ sơ đề nghị chấm dứt hiệu lực mã số thuế bao gồm:
- Văn bản đề nghị chấm dứt hiệu lực mã số thuế;
- Các giấy tờ khác có liên quan.
Bước 3: Người nộp thuế nộp hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày có văn bản chấm dứt hoạt động hoặc chấm dứt hoạt động kinh doanh hoặc ngày kết thúc hợp đồng (áp dụng đối với trường hợp người nộp thuế đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế)
Riêng đối với trường hợp người nộp thuế đăng ký thuế cùng với đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hợp tác xã, đăng ký kinh doanh thì thủ tục chấm dứt mã số thuế được thực hiện thông qua việc đăng ký giải thể hoặc chấm dứt hoạt động tại cơ quan đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hợp tác xã, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.
Lưu ý: Trước khi thực hiện thủ tục giải thể hoặc chấm dứt hoạt động tại cơ quan đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hợp tác xã, đăng ký kinh doanh người nộp thuế phải đăng ký với cơ quan thuế quản lý trực tiếp để hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế theo quy định.
- Danh mục trạng thái mã số thuế mới nhất 2025 như thế nào?
- Mức lương bao nhiêu thì cá nhân phải đóng thuế TNCN với mức thuế suất 25%?
- Hồ sơ đề nghị miễn tiền thuê đất gồm những gì?
- Các khoản thu nhập không chịu thuế TNCN của sỹ quan Công an mới nhất 2025?
- Điều kiện nhận trợ cấp thất nghiệp được quy định như thế nào? Trợ cấp thất nghiệp có phải đóng thuế TNCN?
- Khoản đóng bảo hiểm y tế có được giảm trừ khi tính thuế TNCN từ tiền lương, tiền công không?
- Có bao nhiêu khoản thu nhập được miễn thuế TNCN mới nhất?
- Người có công với cách mạng có được miễn lệ phí cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước không?
- Cách tính thuế thu nhập cá nhân trong quân đội như thế nào?
- Đáp án Cuộc thi Quân đội nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng chiến đấu và trưởng thành Tuần 3? Phụ cấp khu vực của quân đội có chịu thuế TNCN?