BỘ
CÔNG THƯƠNG
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 4640/BCT-XNK
V/v triển khai thực hiện Thông báo số
197/TB-BCT và Thông tư số 20/2011/TT-BCT
|
Hà
Nội, ngày 27 tháng 05 năm 2011
|
Kính
gửi: Tổng cục Hải quan
Vừa qua, Bộ Công
Thương đã ban hành Thông báo số 197/TB-BCT ngày 06 tháng 5 năm 2011 về việc nhập
khẩu rượu, mỹ phẩm, điện thoại di động và Thông tư số 20/2011/TT-BCT ngày 12 tháng
05 năm 2011 quy định bổ sung thủ tục nhập khẩu xe ô tô chở người loại từ 09 chỗ
ngồi trở xuống. Bộ Công Thương đề nghị Tổng cục Hải quan hướng dẫn cho các Cục
Hải quan địa phương và các thương nhân thống nhất triển khai thực hiện một số nội
dung sau:
1. Đối tượng
không áp dụng
a) Hàng hóa tạm
xuất, tái nhập; hàng hóa tạm nhập, tái xuất.
b) Mỹ phẩm nhập
khẩu để khảo nghiệm dưới 10 đơn vị sản phẩm theo giấy phép của Bộ Y tế; mỹ phẩm
thuộc nhóm có mã số HS: 3306, 3307.
c) Hàng hóa nhập
khẩu theo loại hình nhập nguyên liệu để trực tiếp phục vụ sản xuất, gia công;
nhập khẩu để làm dịch vụ bảo hành, bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa, làm mới hoặc sản
xuất làm mới và tái xuất.
d) Hàng hóa tham
gia hội chợ, triển lãm.
2. Giấy chỉ định
hoặc ủy quyền là nhà phân phối, nhà nhập khẩu của chính hãng sản xuất, kinh
doanh hoặc hợp đồng đại lý của chính hãng sản xuất, kinh doanh mặt hàng đó
a) Những giấy tờ
này được hiểu là hợp đồng đại lý, hợp đồng phân phối ký giữa thương nhân Việt
Nam với thương nhân nước ngoài sở hữu nhãn hiệu hàng hóa đó hoặc giấy ủy quyền,
giấy chỉ định do hãng sản xuất, hãng sở hữu hợp pháp đối với nhãn hiệu hàng hóa
cấp cho thương nhân Việt Nam.
b) Trường hợp
thương nhân nhập khẩu không có giấy tờ từ các hãng nêu tại điểm a, thương nhân
phải nộp Giấy xác nhận từ các hãng nói trên xác nhận không trực tiếp ủy quyền,
ký hợp đồng đại lý, phân phối và phải nộp một trong những loại giấy tờ như: hợp
đồng đại lý, hợp đồng phân phối, giấy ủy nhiệm, giấy chỉ định được ký kết hoặc
được cấp bởi thương nhân nước ngoài có quyền phân phối sản phẩm đó tại khu vực
trong đó có Việt Nam.
3. Một số trường
hợp khác về thương nhân nhập khẩu
a) Công ty con
khi nhập khẩu hàng hóa từ tập đoàn, công ty mẹ hoặc công ty thành viên tập đoàn
nhập khẩu hàng hóa từ các công ty thành viên khác thuộc cùng tập đoàn phải nộp
giấy tờ theo quy định tại khoản 2 của văn bản này.
b) Thương nhân
nhập khẩu hàng hóa do chính thương nhân đặt gia công, sản xuất ở nước ngoài thì
phải nộp cho cơ quan Hải quan các giấy tờ chứng minh thương nhân đó là chủ sở hữu
hợp pháp đối với nhãn hiệu hàng đó (Ví dụ: bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp,
văn bằng bảo hộ sáng chế, giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, và các văn bằng,
giấy chứng nhận khác theo quy định của pháp luật).
c) Các giấy tờ
nêu tại khoản 2, khoản 3 phải là bản sao được công chứng hoặc là bản sao do
thương nhân tự xác nhận sao y bản chính, xuất trình bản chính để đối chiếu.
d) Hàng hóa, sản
phẩm nhập khẩu phải phù hợp với nội dung được nêu trong những giấy tờ nói trên.
4. Thời điểm
áp dụng
a) Các lô hàng mỹ
phẩm, rượu, điện thoại di động đến cửa khẩu nhập từ ngày 01/6/2011 phải áp dụng
các quy định tại Thông báo số 197/TB-BCT .
b) Các lô hàng ô
tô chở người từ 9 chỗ ngồi trở xuống đến cửa khẩu nhập từ ngày 26/6/2011 phải
áp dụng các quy định tại Thông tư số 20/2011/TT-BCT .
5. Các vấn đề
liên quan đến giấy phép nhập khẩu tự động
Giấy phép nhập
khẩu tự động đã được Bộ Công Thương xác nhận đối với mặt hàng rượu, mỹ phẩm, điện
thoại di động còn hiệu lực sau ngày 01/6/2011 vẫn có giá trị thực hiện nhưng cửa
khẩu nhập khẩu phải thực hiện theo Thông báo số 197/TB-BCT. Thương nhân không
phải sửa đổi lại giấy phép nhập khẩu tự động tại Bộ Công Thương.
Trong quá trình
thực hiện, nếu có phát sinh vướng mắc, đề nghị Tổng cục Hải quan trao đổi với Bộ
Công Thương để được giải thích thêm./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- VPCP (để báo cáo);
- Bộ Tài chính;
- Bộ trưởng, các Thứ trưởng BCT;
- Các đơn vị trong Bộ;
- Lưu: VT, XNK (2).
|
KT.
BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Thành Biên
|