BỘ
GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1108/BGDĐT-NGCBQLGD
V/v xây dựng Đề án phát triển đội
ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục
|
Hà
Nội, ngày 22 tháng 03 năm 2021
|
Kính
gửi: Ủy ban nhân dân các tỉnh/thành phố trực thuộc
Trung ương
Để triển khai thực hiện có kết quả
Chương trình giáo dục phổ thông 2018[1] theo Nghị quyết số
88/2014/QH13 ngày 28 tháng 11 năm 2014 của Quốc hội về đổi mới Chương trình,
sách giáo khoa giáo dục phổ thông và Quyết định số 404/QĐ-TTg ngày 27 tháng 3
năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đổi mới Chương trình, sách
giáo khoa giáo dục phổ thông, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) đề nghị Ủy ban nhân
dân (UBND) các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo, hướng dẫn xây dựng
Đề án phát triển đội nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đáp ứng yêu cầu triển
khai thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 giai đoạn 2021-2025, định
hướng đến năm 2030 (Đề án) như sau:
1. Đề án được xây dựng nhằm mục tiêu
bảo đảm đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đủ về số lượng, khắc phục
tình trạng thừa/thiếu giáo viên và bảo đảm cơ cấu giáo viên hợp lý theo từng
môn học, cấp học, nhất là những môn học mới; đồng thời, nâng cao chất lượng đội
ngũ, khắc phục những hạn chế, yếu kém của một bộ phận giáo viên trong thời gian
qua.
2. UBND các tỉnh/thành phố trực thuộc
Trung ương chỉ đạo Sở GDĐT chủ trì phối hợp với các Sở ngành liên quan tham mưu
xây dựng Đề án và tổ chức triển khai thực hiện. Trong quá trình xây dựng Đề án,
cần lưu ý:
- Rà soát, đánh giá thực trạng đội
ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục theo từng cấp học
(ưu điểm, tồn tại và hạn chế về số lượng, cơ cấu và chất
lượng). Trên cơ sở số liệu và các thông tin cụ thể về số
lượng, cơ cấu, trình độ, chất lượng đội ngũ hiện có, đối chiếu với yêu cầu cần
phải bảo đảm về số lượng, cơ cấu và chất lượng để triển khai thực hiện Chương
trình giáo dục phổ thông 2018, đề ra mục tiêu (mục tiêu chung và mục tiêu cụ
thể) và các nhiệm vụ, giải pháp thực hiện.
- Xác định cụ thể các hoạt động, lộ
trình triển khai, thực hiện; xác định kinh phí và nguồn kinh phí cho từng hoạt
động (nguồn ngân sách Trung ương, địa phương và các nguồn kinh phí hợp pháp khác) để bảo đảm tính khả thi và hiệu quả trong triển khai thực
hiện Đề án.
- Phân công trách nhiệm, nhiệm vụ cụ
thể đối với các ngành, các cấp liên quan để tổ chức triển khai thực hiện sau
khi Đề án được phê duyệt.
* Bộ GDĐT gửi kèm theo Công văn
này gợi ý các nội dung chi tiết về đề cương Đề án.
3. Đề án cần được xây dựng và ban
hành trong quý II/2021 để chủ động triển khai thực hiện các
công việc như: rà soát, sắp xếp đội ngũ phù hợp với thực tế địa phương trên tinh
thần bảo đảm đủ số lượng, chất lượng và cơ cấu môn học; đặt hàng đào tạo để có
nguồn tuyển dụng giáo viên cho những môn học mới; bồi dưỡng giáo viên để dạy
các môn tích hợp và cập nhật kiến thức và phương pháp,
cách thức tổ chức dạy học, kiểm tra đánh giá,...vv theo
chương trình giáo dục phổ thông 2018; bố trí biên chế, hợp đồng lao động phù
hợp từng năm theo lộ trình thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018; bố
trí kinh phí...vv nhằm bảo đảm trong lộ trình triển khai thực hiện Chương trình
giáo dục phổ thông 2018 không bị động về số lượng theo định mức và theo cơ cấu
môn học, nhất là giáo viên cho các môn học mới.
4. Đối với một số tỉnh/thành phố trực
thuộc Trung ương đã xây dựng và ban hành Đề án thì cần rà soát, sửa đổi, bổ
sung (nếu cần) để bảo đảm thực hiện kết quả Chương trình giáo dục phổ thông
2018 theo lộ trình từng năm và đổi mới căn bản, toàn diện giáo
dục và đào tạo cũng như yêu cầu về phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của địa
phương.
Trong quá trình thực hiện, nếu có
vướng mắc, khó khăn cần liên hệ với Bộ GDĐT (qua Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý
giáo dục, địa chỉ: 35 Đại Cồ Việt, Hai Bà Trưng, Hà Nội; Email: [email protected],
số điện thoại: 02438695144, xin số máy lẻ 135) để được hướng dẫn,
hỗ trợ.
Trân trọng./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Bộ trưởng (để b/c);
- Các Thứ trưởng (để p/h chỉ đạo);
- Các Vụ/ Cục thuộc Bộ (để t/h);
- Các Sở GD ĐT; các cơ sở đào tạo giáo viên (để t/h);
- Lưu: VT, NGCBQLGD.
|
KT.
BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Phạm Ngọc Thưởng
|
ĐỀ CƯƠNG GỢI Ý
ĐỀ ÁN
PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ NHÀ GIÁO VÀ CÁN BỘ QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐÁP ỨNG YÊU CẦU TRIỂN
KHAI THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 2018 GIAI ĐOẠN 2021-2025, ĐỊNH
HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
(Kèm theo Công văn số 1108/BGDĐT-NGCBQLG
ngày 22 tháng 3 năm
2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
Phần I. Tính cấp thiết và căn cứ
xây dựng Đề án
1. Tính cấp thiết (phần mở đầu)
2. Căn cứ pháp lý: bao gồm các Chỉ thị, Nghị quyết, Luật, Nghị định, Thông tư và các văn
bản liên quan của Đảng, Nhà nước, Ngành Giáo dục và địa phương.
3. Căn cứ thực tiễn: Đây là phần rất quan trọng để đánh giá thực trạng đội ngũ, từ đó có
căn cứ để đề xuất các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp. Vì
vậy cần làm rõ ưu điểm, tồn tại hạn chế về:
- Số lượng đội ngũ (theo từng môn
học, cấp học); số thừa thiếu theo định mức (theo từng môn học, cấp học); nhận định về việc bố trí, sắp xếp đội ngũ; vấn đề
về biên chế, hợp đồng giáo viên.
- Chất lượng đội ngũ: Trình độ đào
tạo (tỷ lệ đạt chuẩn và trên chuẩn theo Luật Giáo dục 2019); nhận định về năng
lực giảng dạy, giáo dục học sinh;...vv.
- Thực hiện các chế độ/chính sách.
- Công tác truyền thông, nâng cao
nhận thức,..vv
Phần II. Mục tiêu Đề án
1. Mục tiêu chung.
2. Mục tiêu cụ thể.
Lưu ý: Việc xác định mục tiêu chung
và mục tiêu cụ thể về phát triển đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo
dục phổ thông phải bảo đảm: đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu; chuẩn hóa về
trình độ đào tạo; năng lực chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu đổi mới Chương
trình giáo dục phổ thông 2018 theo lộ trình.
Phần III. Nội dung, nhiệm vụ và
giải pháp thực hiện Đề án
I. Nội dung
Nội dung Đề án cần tập trung vào 2
vấn đề chủ yếu:
1. Vấn đề bảo đảm đủ số lượng giáo
viên để triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018 theo lộ trình.
2. Vấn đề về chất lượng đội ngũ đáp
ứng yêu cầu triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018 và đổi mới căn bản,
toàn diện giáo dục và đào tạo.
II. Nhiệm vụ và giải pháp
Nhiệm vụ và giải pháp cần tập trung
vào các nhóm như sau:
1. Nhóm nhiệm vụ và giải pháp về
bảo đảm số lượng giáo viên theo cơ cấu môn học:
- Tiếp tục triển khai sắp xếp, cơ cấu
và đẩy mạnh tự chủ các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc các ngành, lĩnh vực; từ
đó có thêm biên chế để tuyển dụng giáo viên.
- Xây dựng phương án sắp xếp, điều
chuyển giáo viên giữa các trường; hợp đồng giáo viên để bổ sung số giáo viên
còn thiếu cho các môn học mới.
- Bảo đảm nguồn tuyển dụng: Chủ động
đặt hàng đào tạo mới/đào tạo văn bằng 2/đào tạo liên thông/bồi dưỡng nghiệp vụ
sư phạm,...vv để có nguồn tuyển; các chính sách thu hút, ưu tiên trong tuyển
dụng,...vv.
2. Nhóm nhiệm vụ và giải pháp về
nâng cao chất lượng đội ngũ:
- Triển khai kế hoạch nâng chuẩn
trình độ giáo viên theo lộ trình (Nghị định số 71); đào tạo giáo viên cho các
môn học mới; đào tạo, bồi dưỡng giáo viên dạy các môn tích hợp.
- Triển khai bồi dưỡng giáo viên về
chương trình, sách giáo khoa theo các module và lộ trình bồi dưỡng thực hiện
Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
3. Nhiệm vụ và giải pháp về kinh
phí.
4. Nhiệm vụ và giải pháp về truyền
thông.
5. Nhiệm vụ và giải pháp về quản
lý/kiểm tra/giám sát.
6. Nhiệm vụ và giải pháp khác.
III. Kinh phí thực hiện Đề án
1. Khái toán số kinh phí (kèm theo dự
toán kinh phí cụ thể cho từng hoạt động).
2. Nguồn kinh phí (chỉ rõ nguồn kinh
phí từ ngân sách nhà nước và các nguồn kinh phí hợp pháp khác).
IV. Tổ chức thực hiện Đề án
1. Lộ trình thực hiện.
2. Phân công trách nhiệm cụ thể cho
các Sở ngành và UBND cấp huyện.
V. Phụ lục các hoạt động triển
khai Đề án
Ở phụ lục các hoạt động triển khai Đề
án cần có các nội dung: (1) các hoạt động; (2) thời gian thực hiện; (3) đơn vị
chủ trì và đơn vị phối hợp; (4) kinh phí theo từng hoạt động; (5) sản phẩm.