Trong đó, sử dụng ngân quỹ nhà nước tạm thời nhàn rỗi theo thứ tự ưu tiên sau:
- Cho ngân sách trung ương tạm ứng, vay.
- Cho ngân sách địa phương cấp tỉnh tạm ứng, vay.
- Mua bán lại trái phiếu Chính phủ.
- Gửi có kỳ hạn tại các ngân hàng thương mại.
Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định hạn mức cụ thể cho từng nội dung sử dụng ngân quỹ nhà nước tạm thời nhàn rỗi theo thứ tự ưu tiên trên tại phương án điều hành ngân quỹ nhà nước quý.
Ngoài ra, Nghị định 14/2025/NĐ-CP cũng quy định rõ hơn về việc sử dụng ngân quỹ nhà nước tạm thời nhàn rỗi để: cho ngân sách trung ương tạm ứng, vay; cho ngân sách địa phương cấp tỉnh tạm ứng, vay; mua bán lại trái phiếu Chính phủ; gửi có kỳ hạn tại ngân hàng thương mại.
Hiện hành, ngân quỹ nhà nước tạm thời nhàn rỗi được sử dụng theo thứ tự ưu tiên sau:
- Tạm ứng cho ngân sách trung ương.
- Tạm ứng cho ngân sách cấp tỉnh.
- Gửi có kỳ hạn các Khoản ngân quỹ nhà nước tạm thời nhàn rỗi tại các ngân hàng thương mại có mức độ an toàn cao theo xếp hạng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; trong đó, ưu tiên gửi tại ngân hàng thương mại có tính an toàn cao hơn, khả năng thanh Khoản tốt hơn và có mức lãi suất cao hơn.
- Mua lại có kỳ hạn trái phiếu Chính phủ.
Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định đối với các Khoản tạm ứng cho ngân sách trung ương và ngân sách cấp tỉnh. Định kỳ 6 tháng, Bộ Tài chính báo cáo Thủ tướng Chính phủ tình hình tạm ứng ngân quỹ nhà nước cho ngân sách nhà nước.
Và Tổng Giám đốc Kho bạc Nhà nước quyết định đối với các khoản sử dụng ngân quỹ nhà nước tạm thời nhàn rỗi còn lại.
Nghị định 14/2025/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 10/3/2025.