Theo đó, để phấn đấu giảm số tiền chậm đóng xuống mức thấp nhất, BHXH Việt Nam yêu cầu Giám đốc BHXH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện một số nội dung sau:
- Công khai rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng các doanh nghiệp trốn đóng, chậm đóng BHXH số tiền lớn, thời gian chậm đóng kéo dài;
- Tổ chức các buổi làm việc với doanh nghiệp chậm đóng BHXH để đôn đốc, yêu cầu doanh nghiệp đóng đầy đủ số tiền chậm đóng, không để phát sinh số tiền chậm đóng mới;
- Tăng cường thanh tra chuyên ngành đóng đối với doanh nghiệp chậm đóng từ 03 tháng trở lên, kiên quyết xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm;
Đối với đơn vị đã bị xử phạt vi phạm hành chính nhưng chưa thực hiện hoặc cố tình chây ì không thực hiện thì ban hành quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền được quy định tại khoản 44 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020.
Nâng cao chất lượng các đoàn thanh tra, kiểm tra, Lãnh đạo BHXH tỉnh, Trưởng các đoàn thanh tra, kiểm tra chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc về kết quả thanh tra, kiểm tra và xử lý các hành vi vi phạm đối với doanh nghiệp được thanh tra, kiểm tra theo quy định.
Xem thêm tại Công văn 3511/BHXH-TST được ban hành ngày 18/11/2022.
>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY