Khi nào thanh tra lại trong hoạt động thanh tra thuế năm 2024?

Tham vấn bởi Luật sư Phạm Thanh Hữu
Chuyên viên pháp lý Trần Thanh Rin
19/03/2024 09:15 AM

Xin cho tôi hỏi việc thanh tra lại trong hoạt động thanh tra thuế năm 2024 sẽ được thực hiện trong trường hợp nào? – Khánh Huyền (Long An)

Khi nào thanh tra lại trong hoạt động thanh tra thuế năm 2024?

Khi nào thanh tra lại trong hoạt động thanh tra thuế năm 2024? (Hình từ Internet)

Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:

Khi nào thanh tra lại trong hoạt động thanh tra thuế?

Theo khoản 2 Điều 120 Luật Quản lý thuế 2019, việc thanh tra lại được thực hiện khi có một trong những căn cứ sau đây:

- Có vi phạm nghiêm trọng về trình tự, thủ tục trong quá trình tiến hành thanh tra;

- Có sai lầm trong việc áp dụng pháp luật khi kết luận thanh tra;

- Nội dung kết luận thanh tra không phù hợp với những chứng cứ thu thập được trong quá trình thanh tra hoặc có dấu hiệu rủi ro cao theo tiêu chí đánh giá rủi ro qua phân tích đánh giá rủi ro;

- Người ra quyết định thanh tra, trưởng đoàn thanh tra, thành viên đoàn thanh tra cố ý làm sai lệch hồ sơ vụ việc hoặc cố ý kết luận trái pháp luật;

- Có dấu hiệu vi phạm pháp luật nghiêm trọng của đối tượng thanh tra chưa được phát hiện đầy đủ qua thanh tra.

Thẩm quyền quyết định thanh tra lại trong hoạt động thanh tra thuế

Thẩm quyền quyết định thanh tra lại vụ việc đã được kết luận nhưng phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật được quy định như sau:

- Chánh Thanh tra Bộ Tài chính quyết định thanh tra lại vụ việc đã được Tổng cục trưởng kết luận thuộc phạm vi, thẩm quyền quản lý nhà nước của Bộ Tài chính khi được Bộ trưởng Bộ Tài chính giao;

- Tổng cục trưởng quyết định thanh tra lại vụ việc đã được Cục trưởng thuộc Tổng cục kết luận;

- Cục trưởng quyết định thanh tra lại vụ việc đã được Chi cục trưởng thuộc Cục kết luận;

- Quyết định thanh tra lại bao gồm các nội dung được quy định tại Điều 114 Luật Quản lý thuế 2019, bao gồm:

+ Căn cứ pháp lý để thanh tra thuế;

+ Đối tượng, nội dung, phạm vi, nhiệm vụ thanh tra thuế;

+ Thời hạn tiến hành thanh tra thuế;

+ Trưởng đoàn thanh tra thuế và các thành viên của đoàn thanh tra thuế.

Chậm nhất là 03 ngày làm việc kể từ ngày ký quyết định thanh tra lại, người ra quyết định thanh tra lại phải gửi quyết định thanh tra lại cho đối tượng thanh tra. Quyết định thanh tra lại phải được công bố chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày ký và phải được đoàn thanh tra lập biên bản công bố quyết định thanh tra lại.

Nhiệm vụ, quyền hạn của người ra quyết định thanh tra lại trong hoạt động thanh tra thuế

Khi tiến hành thanh tra lại, người ra quyết định thanh tra lại trong hoạt động thanh tra thuế sẽ thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Điều 116 Luật Quản lý thuế 2019, cụ thể:

- Chỉ đạo, kiểm tra, giám sát đoàn thanh tra thuế thực hiện đúng nội dung, quyết định thanh tra thuế;

- Yêu cầu đối tượng thanh tra cung cấp thông tin, tài liệu, báo cáo bằng văn bản, giải trình về những vấn đề liên quan đến nội dung thanh tra thuế; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung thanh tra thuế cung cấp thông tin, tài liệu đó;

- Trưng cầu giám định về những vấn đề liên quan đến nội dung thanh tra thuế;

- Tạm đình chỉ hoặc kiến nghị người có thẩm quyền đình chỉ việc làm khi xét thấy việc làm đó gây thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân;

- Quyết định xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị người có thẩm quyền xử lý kết quả thanh tra, đôn đốc việc thực hiện quyết định xử lý về thanh tra thuế;

- Giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến trách nhiệm của trưởng đoàn thanh tra thuế, các thành viên khác của đoàn thanh tra thuế;

- Đình chỉ, thay đổi trưởng đoàn thanh tra, thành viên đoàn thanh tra khi không đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ thanh tra hoặc có hành vi vi phạm pháp luật hoặc khi phát hiện trưởng đoàn thanh tra, thành viên đoàn thanh tra có liên quan đến đối tượng thanh tra hoặc vì lý do khách quan khác mà không thể thực hiện nhiệm vụ thanh tra;

- Kết luận về nội dung thanh tra thuế;

- Chuyển hồ sơ vụ việc vi phạm pháp luật sang cơ quan điều tra khi phát hiện có dấu hiệu của tội phạm, đồng thời thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát cùng cấp biết;

- Áp dụng các biện pháp quy định tại các điều 121, 122 và 123 Luật Quản lý thuế 2019;

- Yêu cầu tổ chức tín dụng nơi đối tượng thanh tra có tài khoản phong tỏa tài khoản đó để phục vụ việc thanh tra khi có căn cứ cho rằng đối tượng thanh tra tẩu tán tài sản, không thực hiện quyết định thu hồi tiền, tài sản của Thủ trưởng cơ quan Thanh tra nhà nước, Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành hoặc Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước.

(Khoản 4 Điều 120 Luật Quản lý thuế 2019)

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 360

Bài viết về

lĩnh vực Thuế - Phí - Lệ Phí

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P.6, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn