Chế độ bồi dưỡng với người tham gia phiên tòa, phiên họp giải quyết việc dân sự

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
Chuyên viên pháp lý Lê Trương Quốc Đạt
19/08/2023 08:00 AM

Cho tôi hỏi chế độ bồi dưỡng với người tham gia phiên tòa, phiên họp giải quyết việc dân sự được quy định thế nào? - Quốc Tính (Đồng Nai)

Chế độ bồi dưỡng với người tham gia phiên tòa, phiên họp giải quyết việc dân sự

Chế độ bồi dưỡng với người tham gia phiên tòa, phiên họp giải quyết việc dân sự (Hình từ Internet)

Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:

1. Chế độ bồi dưỡng với người tham gia phiên tòa, phiên họp giải quyết việc dân sự 

Chế độ bồi dưỡng với người tham gia phiên tòa, phiên họp giải quyết việc dân sự theo Điều 2 Quyết định 41/2012/QĐ-TTg như sau:

- Đối tượng quy định tại Điều 1 Quyết định 41/2012/QĐ-TTg hưởng chế độ bồi dưỡng tính theo ngày thực tế tham gia phiên tòa, phiên họp giải quyết việc dân sự như sau:

+ Mức 90.000 đồng đối với Thẩm phán chủ tọa;

+ Mức 50.000 đồng đối với Thẩm phán, Kiểm sát viên;

+ Mức 35.000 đồng đối với Thư ký Tòa án, cán bộ, chiến sỹ công an, cảnh vệ bảo vệ phiên tòa, công an dẫn giải bị can, bị cáo và dẫn giải người làm chứng;

+ Mức 90.000 đồng đối với Hội thẩm, kể cả ngày làm việc nghiên cứu hồ sơ tại Tòa án các cấp;

+ Mức 70.000 đồng đối với người giám định được Tòa án mời tham dự;

+ Mức 50.000 đồng đối với người làm chứng được Tòa án triệu tập;

+ Người phiên dịch tiếng dân tộc được Tòa án mời dịch tại phiên tòa được hưởng mức bồi dưỡng tối đa bằng 200% mức lương tối thiểu chung, tính theo ngày lương do Nhà nước quy định;

+ Người phiên dịch tiếng nước ngoài được Tòa án mời dịch tại phiên tòa được hưởng mức bồi dưỡng theo quy định hiện hành của Bộ Tài chính về mức chi phí dịch thuật trong chế độ chi tiêu đón tiếp khách nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam và chi tiêu tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam.

Đối tượng quy định tại Điều 1 Quyết định 41/2012/QĐ-TTg gồm: 

Thẩm phán; Hội thẩm; Kiểm sát viên; Thư ký Tòa án; cán bộ, chiến sỹ công an, cảnh vệ bảo vệ phiên tòa, công an dẫn giải bị can, bị cáo và dẫn giải người làm chứng; người giám định, người phiên dịch được Tòa án mời; người làm chứng được Tòa án triệu tập khi tham gia phiên tòa, phiên họp giải quyết việc dân sự.

- Người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng tại phiên họp giải quyết việc dân sự được hưởng chế độ bồi dưỡng bằng 50% mức bồi dưỡng đối với người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng tại phiên tòa quy định tại khoản 1 Điều 2 Quyết định 41/2012/QĐ-TTg

2. Nguồn kinh phí bồi dưỡng với người tham gia phiên tòa, phiên họp giải quyết việc dân sự 

Nguồn kinh phí bồi dưỡng với người tham gia phiên tòa, phiên họp giải quyết việc dân sự theo Điều 3 Quyết định 41/2012/QĐ-TTg như sau:

- Nguồn kinh phí để chi trả chế độ quy định tại Điều 2 Quyết định 41/2012/QĐ-TTg được bố trí trong dự toán ngân sách nhà nước hàng năm theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.

- Việc thực hiện chi trả chế độ bồi dưỡng được quy định như sau:

+ Tòa án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử hoặc mở phiên họp giải quyết việc dân sự chi trả đối với Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký Tòa án, người giám định, người phiên dịch và người làm chứng. Tòa án quân sự ra quyết định đưa vụ án ra xét xử chi trả cho cán bộ, chiến sỹ cảnh vệ bảo vệ phiên tòa, dẫn giải bị can, bị cáo đến phiên tòa;

+ Viện kiểm sát chi trả đối với Kiểm sát viên;

+ Cơ quan Công an cử cán bộ, chiến sỹ công an bảo vệ phiên tòa, cảnh sát dẫn giải bị can, bị cáo và dẫn giải người làm chứng chi trả đối với người được cử.

Hội thẩm, giám định viên, phiên dịch và người làm chứng được thanh toán chi phí đi lại theo quy định hiện hành.

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 2,160

Bài viết về

lĩnh vực Thủ tục tố tụng

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P.6, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn