Tra cứu mức phạt sử dụng rượu bia mới nhất

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
Chuyên viên pháp lý Dương Châu Thanh
05/08/2023 15:15 PM

Mức phạt hành chính về sử dụng rượu bia hiện nay là bao nhiêu? Làm sao để tra cứu mức phạt sử dụng rượu bia? – Phú Thành (TPHCM)

Tra cứu mức phạt sử dụng rượu bia mới nhất

Tra cứu mức phạt sử dụng rượu bia mới nhất (Hình từ internet)

Dưới đây là tổng hợp mức xử phạt hành chính về sử dụng rượu bia tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP và Nghị định 117/2020/NĐ-CP (bao gồm hành vi sử dụng rượu bia sau đó lái xe và hành vi sử dụng rượu bia tại những địa điểm không được phép)

Tra cứu mức phạt sử dụng rượu bia tại Nghị định 100/2019

1. Mức phạt sử dụng rượu bia với ô tô

Đối với người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô có một trong các hành vi:

Hành vi vi phạm sử dụng rượu bia

Mức phạt

Hình thức phạt bổ sung

Căn cứ

- Điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở

Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng

Bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng

Điểm c khoản 6 Điều 5

- Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở

Phạt tiền từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng

Bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng

Điểm c khoản 8 Điều 5

- Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở; Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ

Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng

Bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng

Điểm a, b khoản 10 Điều 5

2. Mức phạt sử dụng rượu bia với mô tô/xe máy

Đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy có một trong các hành vi:

Hành vi vi phạm sử dụng rượu bia

Mức phạt

Hình thức phạt bổ sung

Căn cứ

- Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở

Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng

Bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng

Điểm c khoản 6 Điều 6

- Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở

Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng

Bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng

Điểm c khoản 7 Điều 6

- Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở; Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ

Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng

Bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng

Điểm e, g khoản 8 Điều 6

3. Mức phạt sử dụng rượu bia với máy kéo, xe máy chuyên dùng

Đối với người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng (sau đây gọi chung là xe) có một trong các hành vi:

Hành vi vi phạm sử dụng rượu bia

Mức phạt

Hình thức phạt bổ sung

Căn cứ

- Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở

Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng

Bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 01 tháng đến 03 tháng

Điểm c khoản 6 Điều 7

- Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở

Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng

Bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 16 tháng đến 18 tháng

Điểm b khoản 7 Điều 7

- Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở; Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ

Phạt tiền từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng

Bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 22 tháng đến 24 tháng

Điểm a, b khoản 9 Điều 7

4. Mức phạt sử dụng rượu bia với xe đạp

Đối với người điều khiển xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện), người điều khiển xe thô sơ khác có một trong các hành vi:

- Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở. (Điểm q khoản 1 Điều 8)

Mức xử phạt: Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng.

- Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở. (Điểm e khoản 3 Điều 8)

Mức xử phạt: Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng.

- Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở; Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ. (Điểm c, d khoản 4 Điều 8)

Mức xử phạt: Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng.

Mức phạt sử dụng rượu bia tại Nghị định 117/2020

Hiện hành, mức phạt hành chính liên quan đến sử dụng rượu bia tại Nghị định 117/2020/NĐ-CP được đề cập từ Điều 30 như sau:

- Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với người từ đủ 16 tuổi nhưng chưa đủ 18 tuổi uống rượu, bia.

- Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

+ Uống rượu, bia tại địa điểm không uống rượu, bia theo quy định của pháp luật;

+ Xúi giục, kích động, lôi kéo người khác uống rượu bia.

- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

+ Uống rượu, bia ngay trước, trong giờ làm việc, học tập và nghỉ giữa giờ làm việc, học tập;

+ Ép buộc người khác uống rượu bia.

Luật Phòng, chống tác hại của rượu bia 2019 quy định địa điểm không uống rượu, bia như sau:

1. Cơ sở y tế.

2. Cơ sở giáo dục trong thời gian giảng dạy, học tập, làm việc.

3. Cơ sở, khu vực chăm sóc, nuôi dưỡng, vui chơi, giải trí dành cho người chưa đủ 18 tuổi.

4. Cơ sở cai nghiện, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng, cơ sở giam giữ phạm nhân và cơ sở giam giữ khác.

5. Cơ sở bảo trợ xã hội.

6. Nơi làm việc của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập trong thời gian làm việc, trừ địa điểm được phép kinh doanh rượu, bia.

7. Các địa điểm công cộng không được uống rượu, bia bao gồm:

- Công viên, trừ trường hợp nhà hàng trong phạm vi khuôn viên của công viên đã được cấp phép kinh doanh rượu, bia trước ngày Nghị định 24/2020/NĐ-CP có hiệu lực (24/02/2020).

- Nhà chờ xe buýt.

- Rạp chiếu phim, nhà hát, cơ sở văn hóa, thể thao trong thời gian tổ chức các hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ và công năng sử dụng chính của các địa điểm này, trừ trường hợp tổ chức các lễ hội ẩm thực, văn hóa có sử dụng rượu, bia.

 

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 9,489

Bài viết về

lĩnh vực Vi phạm hành chính

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P.6, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn