Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia là ai? Nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia

Tham vấn bởi Luật sư Phạm Thanh Hữu
30/03/2023 16:48 PM

Thủ tướng vừa bổ nhiệm Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia. Vậy Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia là ai và nhiệm vụ quyền hạn của Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia là gì?

Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia là ai? Nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia

Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia là ai? Nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia

1. Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia là ai?

Tại Điều 47 Luật Cạnh tranh 2018 quy định Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia là người đứng đầu, chịu trách nhiệm trước pháp luật về tổ chức, hoạt động của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia.

Ngày 29/03/2023, Ông Lê Triệu Dũng vừa được Thủ tướng bổ nhiệm giữ chức Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh quốc gia.

2. Nhiệm vụ và quyền hạn Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia

Theo khoản 2 khoản 3 Điều 3 Nghị định 03/2023/NĐ-CP, Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có nhiệm vụ và quyền hạn như sau:

- Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia trình Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Quy chế tổ chức, hoạt động của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia.

- Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có nhiệm vụ bổ nhiệm, miễn nhiệm Thủ trưởng Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh, Điều tra viên vụ việc cạnh tranh.

3. Vị trí, chức năng của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia

- Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia là cơ quan thuộc Bộ Công Thương gồm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và các thành viên.

Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh và các đơn vị chức năng khác là bộ máy giúp việc của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia.

(Điều 46 Luật Cạnh tranh 2018)

4. Nhiệm vụ và quyền hạn Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia

Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

- Về tố tụng cạnh tranh

+ Phát hiện, xác minh và đánh giá các thông tin, chứng cứ về hành vi có dấu hiệu vi phạm quy định của pháp luật về cạnh tranh;

+ Tiếp nhận, xác minh, đánh giá các thông tin, chứng cứ về hành vi có dấu hiệu vi phạm quy định của pháp luật về cạnh tranh do tổ chức, cá nhân cung cấp; tiếp nhận, xem xét, thụ lý hồ sơ khiếu nại vụ việc cạnh tranh;

+ Tiến hành điều tra vụ việc cạnh tranh theo quy định của pháp luật;

+ Xử lý vụ việc cạnh tranh theo quy định của pháp luật;

+ Tiếp nhận, thụ lý, giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh theo quy định của pháp luật;

+ Tham gia tố tụng hành chính liên quan đến quyết định giải quyết khiếu nại của Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia, Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;

+ Yêu cầu cơ quan, người có thẩm quyền phối hợp, hỗ trợ quá trình điều tra và xử lý vụ việc cạnh tranh; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến vụ việc cạnh tranh;

+ Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính trong quá trình điều tra, xử lý vụ việc cạnh tranh theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;

+ Tiến hành hoạt động hợp tác với các cơ quan cạnh tranh của nước ngoài trong quá trình tố tụng cạnh tranh theo quy định của pháp luật;

+ Phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong quá trình điều tra, xử lý các hành vi vi phạm quy định về cạnh tranh có dấu hiệu của tội phạm;

+ Tiếp nhận, xem xét đơn xin hưởng khoan hồng, quyết định việc miễn hoặc giảm mức xử phạt theo chính sách khoan hồng theo quy định của pháp luật về cạnh tranh;

+ Xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền, yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng một số hình thức xử phạt bổ sung, biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh;

+ Thực hiện các nhiệm vụ khác về tố tụng cạnh tranh theo quy định của pháp luật về cạnh tranh.

- Kiểm soát hoạt động tập trung kinh tế theo quy định của pháp luật về cạnh tranh; tiếp nhận, thụ lý hồ sơ thông báo tập trung kinh tế, thẩm định, quyết định về việc tập trung kinh tế theo quy định của pháp luật.

- Tiếp nhận, thụ lý, thẩm định hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm, quyết định việc miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm theo quy định của pháp luật.

- Giám sát, phát hiện, xác minh và xử lý hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm quy định liên quan đến hành vi gây cản trở cạnh tranh trên thị trường của cơ quan nhà nước và các hành vi bị nghiêm cấm khác có liên quan đến cạnh tranh của tổ chức, cá nhân.

- Thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về cạnh tranh, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp theo quy định của pháp luật.

- Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật do Bộ trưởng Bộ Công Thương giao.

(Điều 2 Nghị định 03/2023/NĐ-CP)

Nghị định 03/2023/NĐ-CP có hiệu lực từ 01/04/2023.

Đỗ Thành Long

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 3,805

Bài viết về

lĩnh vực Thương mại

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P.6, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn