Tải App trên Android

Mức phạt hành chính với hành vi săn, bắt, giết, nuôi, nhốt động vật rừng trái phép

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
Chuyên viên pháp lý Lê Trương Quốc Đạt
21/03/2023 11:00 AM

Mức phạt hành chính với hành vi săn, bắt, giết, nuôi, nhốt động vật rừng trái phép quy định thế nào? - Thúy Hằng (Đồng Nai)

Mức phạt hành chính với hành vi săn, bắt, giết, nuôi, nhốt động vật rừng trái phép

Mức phạt hành chính với hành vi săn, bắt, giết, nuôi, nhốt động vật rừng trái phép (Hình từ Internet)

Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:

1. Mức phạt hành chính với hành vi săn, bắt, giết, nuôi, nhốt động vật rừng trái phép

Theo Điều 21 Nghị định 35/2019/NĐ-CP (sửa đổi tại Nghị định 07/2022/NĐ-CP) thì hành vi săn, bắt, giết, nuôi, nhốt động vật rừng trái quy định của pháp luật bị xử phạt như sau:

(1) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:

- Động vật rừng thông thường trị giá dưới 5.000.000 đồng;

- Động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIB trị giá dưới 3.000.000 đồng.

(1a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:

- Động vật rừng thông thường trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;

- Động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIB trị giá từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng.

(2) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:

- Động vật rừng thông thường trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;

- Động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIB trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng.

(3) Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:

- Động vật rừng thông thường trị giá từ 20.000.000 đồng đến dưới 40.000.000 đồng;

- Động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIB trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng.

(4) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:

- Động vật rừng thông thường trị giá từ 40.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng;

- Động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIB trị giá từ 20.000.000 đồng đến dưới 35.000.000 đồng.

(5) Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 110.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:

- Động vật rừng thông thường trị giá từ 70.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;

- Động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIB trị giá từ 35.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng.

(6) Phạt tiền từ 110.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:

- Động vật rừng thông thường trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 130.000.000 đồng;

- Động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIB trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 65.000.000 đồng.

(7) Phạt tiền từ 140.000.000 đồng đến 170.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:

- Động vật rừng thông thường trị giá từ 130.000.000 đồng đến dưới 160.000.000 đồng;

- Động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIB trị giá từ 65.000.000 đồng đến dưới 80.000.000 đồng.

(8) Phạt tiền từ 170.000.000 đồng đến 210.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:

- Động vật rừng thông thường trị giá từ 160.000.000 đồng đến dưới 190.000.000 đồng;

- Động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIB trị giá từ 80.000.000 đồng đến dưới 95.000.000 đồng.

(9) Phạt tiền từ 210.000.000 đồng đến 240.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:

- Động vật rừng thông thường trị giá từ 190.000.000 đồng đến dưới 220.000.000 đồng;

- Động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIB trị giá từ 95.000.000 đồng đến dưới 110.000.000 đồng.

(10) Phạt tiền từ 240.000.000 đồng đến 270.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:

- Động vật rừng thông thường trị giá từ 220.000.000 đồng đến dưới 250.000.000 đồng;

- Động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIB trị giá từ 110.000.000 đồng đến dưới 125.000.000 đồng.

(11) Phạt tiền từ 270.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:

- Động vật rừng thông thường trị giá từ 250.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng;

- Động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIB trị giá từ 125.000.000 đồng đến dưới 150.000.000 đồng.

(12) Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 330.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm có tang vật là động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IB với số lượng dưới 03 cá thể lớp chim, bò sát hoặc động vật lớp khác.

(13) Phạt tiền từ 330.000.000 đồng đến 360.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm có tang vật là động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IB với số lượng 01 cá thể lớp thú hoặc từ 03 đến 04 cá thể lớp chim, bò sát hoặc từ 03 đến 05 cá thể động vật lớp khác.

(14) Phạt tiền từ 360.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm có tang vật là động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IB với số lượng 02 cá thể lớp thú hoặc từ 05 đến 06 cá thể lớp chim, bò sát hoặc từ 06 đến 09 cá thể động vật lớp khác.

(15) Hình thức xử phạt bổ sung:

- Tịch thu tang vật, dụng cụ, công cụ vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại (1), (1a), (2), (3), (4), (5), (6), (7), (8), (9), (10), (11), (12), (13), (14) mục này;

- Tịch thu phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại (3), (4), (5), (6), (7), (8), (9), (10), (11), (12), (13), (14) mục này.

(16) Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh; buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường đối với hành vi quy định tại (1), (1a), (2), (3), (4), (5), (6), (7), (8), (9), (10), (11), (12), (13), (14) mục này.

2. Điều kiện nuôi động vật rừng thông thường

Nuôi động vật rừng thông thường theo Điều 11 Nghị định 06/2019/NĐ-CP thì tổ chức, cá nhân nuôi động vật rừng thông thường phải đảm bảo các điều kiện sau:

- Đảm bảo nguồn gốc động vật rừng nuôi hợp pháp theo quy định của pháp luật;

- Đảm bảo an toàn cho con người; thực hiện các quy định của pháp luật về môi trường, thú y;

- Thực hiện việc ghi chép sổ theo dõi vật nuôi quy định theo Mẫu số 16 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 06/2019/NĐ-CP; trong thời hạn tối đa 03 ngày làm việc, kể từ ngày đưa động vật rừng thông thường về cơ sở nuôi, tổ chức, cá nhân phải gửi thông báo cho cơ quan Kiểm lâm sở tại để theo dõi, quản lý theo quy định của pháp luật.

Mẫu số 16

>> Xem thêm Danh mục loài thực vật rừng, động vật rừng, thủy sản nguy cấp, quý, hiếm

 

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 9,380

Bài viết về

lĩnh vực Bộ máy hành chính

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]