Các trường hợp thanh tra giao thông được phép dừng phương tiện đường bộ

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
Chuyên viên pháp lý Trần Thanh Rin
16/01/2023 10:15 AM

Xin cho tôi hỏi thanh tra giao thông là ai? Những trường hợp nào thanh tra giao thông được phép dừng phương tiện đường bộ? - Như Hoài (Bình Dương)

Các trường hợp thanh tra giao thông được phép dừng phương tiện đường bộ

Các trường hợp thanh tra giao thông được phép dừng phương tiện đường bộ

Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:

1. Thanh tra giao thông là ai?

Theo khoản 1 Điều 86 Luật Giao thông đường bộ 2008, thanh tra giao thông là những thanh tra viên, công chức thanh tra thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về giao thông đường bộ.

2. Các trường hợp thanh tra giao thông được phép dừng phương tiện đường bộ

Cụ thể tại Điều 15 Thông tư 02/2014/TT-BGTVT, thanh tra viên, công chức thanh tra được phép dừng phương tiện đường bộ trong các trường hợp sau đây:

- Buộc chấm dứt hành vi vi phạm theo quy định tại Điều 55 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 (sửa đổi 2020).

- Khi phát hiện phương tiện có các dấu hiệu theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 86 Luật Giao thông đường bộ 2008, cụ thể như sau:

+ Vượt quá tải trọng cho phép của cầu, đường bộ;

+ Vượt khổ giới hạn cho phép của cầu, đường bộ;

+ Xe bánh xích lưu thông trực tiếp trên đường mà không thực hiện biện pháp bảo vệ đường theo quy định;

+ Đổ đất, vật liệu xây dựng, các phế liệu khác trái phép lên đường bộ hoặc vào hành lang an toàn đường bộ.

3. Các nguyên tắc hoạt động của thanh tra giao thông

Hoạt động của thanh tra giao thông được thực hiện dựa trên các nguyên tắc tại quy định Điều 4 Thông tư 02/2014/TT-BGTVT, cụ thể như sau:

- Hoạt động thanh tra chuyên ngành Giao thông vận tải phải tuân theo pháp luật; bảo đảm chính xác, khách quan, trung thực, kịp thời; không trùng lặp về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra giữa các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra.

- Khi tiến hành thanh tra chuyên ngành, người ký ban hành quyết định thanh tra, Chánh Thanh tra các cấp, thanh tra viên, công chức thanh tra chuyên ngành (sau đây gọi là công chức thanh tra) phải tuân thủ pháp luật về thanh tra, pháp luật chuyên ngành và phải chịu trách nhiệm về hành vi, quyết định của mình.

- Hoạt động thanh tra chuyên ngành chịu sự hướng dẫn, chỉ đạo thống nhất về chuyên môn, nghiệp vụ của Thanh tra Bộ.

- Chỉ thanh tra viên được bổ nhiệm vào ngạch thanh tra, công chức được công nhận công chức thanh tra mới được tiến hành thanh tra độc lập.

- Nghiêm cấm việc tiến hành thanh tra khi không có quyết định phân công của cấp có thẩm quyền.

4. Nhiệm vụ và quyền hạn của thanh tra giao thông

Theo khoản 2 Điều 86 Luật Giao thông đường bộ 2008, thanh tra giao thông có các nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

- Thanh tra, phát hiện, ngăn chặn và xử phạt vi phạm hành chính trong việc chấp hành các quy định của pháp luật về bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật của công trình đường bộ;

Trường hợp cấp thiết, để kịp thời ngăn chặn hậu quả có thể xảy ra đối với công trình đường bộ, được phép dừng phương tiện giao thông và yêu cầu người điều khiển phương tiện thực hiện các biện pháp để bảo vệ công trình theo quy định của pháp luật và phải chịu trách nhiệm về quyết định đó;

- Thanh tra, phát hiện, ngăn chặn và xử phạt vi phạm hành chính trong việc chấp hành các quy định về hoạt động vận tải và dịch vụ hỗ trợ vận tải tại các điểm dừng xe, đỗ xe trên đường bộ, bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ, trạm kiểm tra tải trọng xe, trạm thu phí và tại cơ sở kinh doanh vận tải đường bộ;

- Thanh tra, phát hiện, ngăn chặn và xử phạt vi phạm hành chính trong việc đào tạo, sát hạch, cấp, đổi, thu hồi giấy phép lái xe cơ giới đường bộ, hoạt động kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới. Việc thanh tra đào tạo, sát hạch, cấp, đổi, thu hồi giấy phép lái xe của lực lượng quân đội, công an do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quy định;

Thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật về thanh tra.

>>> Xem thêm: Ngoài lực lượng cảnh sát giao thông thì lực lượng nào sẽ được yêu cầu dừng xe của người đi đường?

Thanh tra giao thông và Cảnh sát giao thông ai có thực quyền cao hơn?

Thanh tra giao thông và Cảnh sát giao thông có giống nhau không? Các nhiệm vụ và quyền hạn của Thanh tra giao thông và Cảnh sát giao thông được quy định như thế nào?

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 2,583

Bài viết về

lĩnh vực Bộ máy hành chính

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P.6, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn