Quy định về thiết lập và duy trì báo hiệu đường thủy nội địa mới nhất

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
26/07/2024 11:45 AM

Nội dung bài viết trình bày quy định về việc thiết lập và duy trì báo hiệu đường thủy nội địa dựa trên văn bản pháp luật hiện hành.

Thiết lập và duy trì báo hiệu đường thủy nội địa mới nhất

Thiết lập và duy trì báo hiệu đường thủy nội địa mới nhất (Hình ảnh từ Internet)

1. Quy định về việc thiết lập và duy trì báo hiệu đường thuỷ nội địa mới nhất

Tại Điều 28 Nghị định 08/2021/NĐ-CP quy định về việc thiết lập và duy trì báo hiệu đường thuỷ nội địa như sau:

* Thiết lập báo hiệu đường thủy nội địa là việc cơ quan, tổ chức, cá nhân lắp dựng báo hiệu trên đường thủy nội địa, tại vị trí công trình, vật chướng ngại và các khu vực có hoạt động ảnh hưởng đến an toàn giao thông đường thủy nội địa. Báo hiệu được thiết lập phải theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường thủy nội địa Việt Nam.

* Các công trình trên đường thủy nội địa phải thiết lập báo hiệu, gồm:

- Luồng đường thủy nội địa;

- Cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu;

- Âu tàu, công trình đưa phương tiện qua đập, thác;

- Kè, đập, cầu, bến phà, cảng cá;

- Phong điện, nhiệt điện, thủy điện;

- Công trình vượt qua luồng trên không hoặc dưới đáy luồng;

- Vật chướng ngại;

- Nhà hàng nổi, khách sạn nổi (khi neo đậu);

- Công trình khác.

* Các hoạt động trên đường thủy nội địa phải thiết lập báo hiệu, gồm:

- Các hoạt động thi công công trình; thăm dò, khai thác tài nguyên, khoáng sản;

- Khu vực nuôi trồng thủy sản, hải sản (bè cá, lồng cá, đăng, đáy cá, bãi nuôi trồng thủy sản, hải sản); tổ chức vui chơi, giải trí, diễn tập, thể thao, lễ hội; họp chợ, làng nghề; hoạt động thực hành đào tạo nghề trên đường thủy nội địa, hành lang bảo vệ luồng, vùng nước ngoài phạm vi luồng có hoạt động vận tải hoặc trong vùng nước cảng, bến thủy nội địa;

- Khu vực tổ chức điều tiết, thường trực chống va trôi, hỗ trợ giao thông, hạn chế giao thông;

- Các hoạt động khác ảnh hưởng đến an toàn giao thông đường thủy nội địa.

* Trách nhiệm phê duyệt phương án báo hiệu và thiết lập, duy trì báo hiệu trên đường thủy nội địa

- Cục Đường thủy nội địa Việt Nam có trách nhiệm phê duyệt phương án báo hiệu và tổ chức thiết lập, duy trì hệ thống báo hiệu trên luồng quốc gia;

- Sở Giao thông vận tải có trách nhiệm phê duyệt phương án báo hiệu và tổ chức thiết lập, duy trì hệ thống báo hiệu trên luồng địa phương;

- Tổ chức, cá nhân có luồng chuyên dùng có trách nhiệm thiết lập, duy trì hệ thống báo hiệu trên luồng chuyên dùng;

- Chủ công trình, tổ chức, cá nhân gây ra vật chướng ngại; tổ chức, cá nhân tổ chức các hoạt động trên đường thủy nội địa có trách nhiệm thiết lập, duy trì báo hiệu theo quy định trong suốt thời gian xây dựng công trình, tổ chức hoạt động và thời gian tồn tại của công trình, vật chướng ngại;

- Đơn vị quản lý, bảo trì đường thủy nội địa, tổ chức, cá nhân quản lý đường thủy nội địa chuyên dùng có trách nhiệm thiết lập báo hiệu trong trường hợp phương tiện bị tai nạn chìm đắm, các tình huống đột xuất khác gây mất an toàn giao thông trên luồng, hành lang bảo vệ luồng. Đồng thời báo cáo ngay cho Chi cục đường thủy nội địa khu vực hoặc Sở Giao thông vận tải.

* Chi phí thiết lập báo hiệu đường thủy nội địa

- Kinh phí thiết lập, duy trì hệ thống báo hiệu trên luồng quốc gia và luồng địa phương, trừ báo hiệu quy định tại điểm c khoản 5 Điều 28 Nghị định 08/2021/NĐ-CP do ngân sách nhà nước đảm bảo theo phân cấp ngân sách;

- Kinh phí thiết lập, duy trì hệ thống báo hiệu trên luồng chuyên dùng do tổ chức, cá nhân có luồng chuyên dùng chi trả;

- Kinh phí thiết lập, duy trì báo hiệu tại công trình, vật chướng ngại, khu vực hoạt động quy định tại điểm d khoản 4 Điều 28 Nghị định 08/2021/NĐ-CP do chủ công trình, vật chướng ngại, tổ chức, cá nhân tổ chức hoạt động chi trả;

- Đối với báo hiệu tại công trình giao thông được đầu tư bằng nguồn ngân sách thuộc phạm vi quản lý của Bộ Giao thông vận tải trên đường thủy nội địa quốc gia, sau khi hoàn thành thiết lập báo hiệu, chủ đầu tư thực hiện bàn giao tài sản là báo hiệu cho Cục Đường thủy nội địa Việt Nam tổ chức quản lý, bảo trì theo quy định;

- Đối với báo hiệu tại công trình được đầu tư bằng nguồn ngân sách thuộc phạm vi quản lý của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trên đường thủy nội địa địa phương, sau khi hoàn thành thiết lập báo hiệu, chủ đầu tư thực hiện bàn giao tài sản là báo hiệu cho Sở Giao thông vận tải tổ chức quản lý, bảo trì theo quy định.

2. Đầu tư xây dựng công trình khác thuộc kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa

Tại Điều 30 Nghị định 08/2021/NĐ-CP thì đầu tư xây dựng âu tàu, công trình đưa phương tiện qua đập, thác; kè, đập giao thông; mốc cao độ, mốc tọa độ, mốc chỉ giới hành lang bảo vệ luồng, nhà trạm và các công trình phụ trợ phải tuân thủ theo quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng, phòng, chống cháy và bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu; có phương án công nghệ và thiết kế xây dựng phù hợp, bảo đảm chất lượng, an toàn trong xây dựng, vận hành, khai thác, sử dụng công trình.

Tô Quốc Trình

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 5

Bài viết về

lĩnh vực Giao thông - Vận tải

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P.6, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn