Xuất bản là gì? Đối tượng, điều kiện thành lập nhà xuất bản

Tham vấn bởi Luật sư Phạm Thanh Hữu
Chuyên viên pháp lý Trần Thanh Rin
20/10/2022 17:28 PM

Tôi muốn biết xuất bản là gì? Đối tượng và điều kiện thành lập nhà xuất bản được quy định như thế nào? - Quang Linh (Vũng Tàu)

Xuất bản là gì? Đối tượng, điều kiện thành lập nhà xuất bản

Xuất bản là gì? Đối tượng, điều kiện thành lập nhà xuất bản

Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:

1. Xuất bản là gì?

Theo khoản 1 Điều 4 Luật Xuất bản 2012, xuất bản là việc tổ chức, khai thác bản thảo, biên tập thành bản mẫu để in và phát hành hoặc để phát hành trực tiếp qua các phương tiện điện tử.

Cụ thể hai phương thức xuất bản bao gồm:

- In là việc sử dụng thiết bị in để tạo ra xuất bản phẩm từ bản mẫu.

- Phát hành là việc thông qua một hoặc nhiều hình thức mua, bán, phân phát, tặng, cho, cho thuê, cho mượn, xuất khẩu, nhập khẩu, hội chợ, triển lãm để đưa xuất bản phẩm đến người sử dụng.

(Khoản 2 và khoản 3 Điều 4 Luật Xuất bản 2012)

2. Đối tượng và điều kiện thành lập nhà xuất bản

2.1. Đối tượng thành lập nhà xuất bản

Cụ thể tại Điều 12 Luật Xuất bản 2012, cơ quan, tổ chức sau đây được thành lập nhà xuất bản, bao gồm: 

- Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương và cấp tỉnh;

- Đơn vị sự nghiệp công lập ở trung ương, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp ở trung ương trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm và tài liệu khoa học, học thuật.

Trong đó, nhà xuất bản tổ chức và hoạt động theo 02 loại hình:

- Đơn vị sự nghiệp công lập

- Doanh nghiệp kinh doanh có điều kiện do Nhà nước là chủ sở hữu.

2.2. Điều kiện thành lập nhà xuất bản

Việc thành lập nhà xuất bản phải có đủ các điều kiện được quy định tại Điều 13 Luật Xuất bản 2012 như sau:

(1) Có tôn chỉ, mục đích, chức năng, nhiệm vụ, đối tượng phục vụ, xuất bản phẩm chủ yếu phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan chủ quản;

(2) Có người đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 17 Luật Xuất bản 2012 để bổ nhiệm tổng giám đốc (giám đốc), tổng biên tập và có ít nhất năm biên tập viên cơ hữu. Cụ thể các tiêu chuẩn đó như sau:

-  Tiêu chuẩn đối với tổng giám đốc (giám đốc) nhà xuất bản:

+ Là công dân Việt Nam, thường trú tại Việt Nam, có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt;

+ Có trình độ đại học trở lên;

+ Có ít nhất 03 năm là một trong các công việc biên tập, quản lý xuất bản hoặc báo chí, quản lý tại cơ quan chủ quản nhà xuất bản;

+ Các tiêu chuẩn khác theo quy định của pháp luật.

- Tiêu chuẩn đối với tổng biên tập nhà xuất bản:

+ Có chứng chỉ hành nghề biên tập theo Mẫu số 08 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 01/2020/TT-BTTTT.

Mẫu chứng chỉ hành nghề biên tập

+ Có ít nhất 03 năm làm công việc biên tập tại nhà xuất bản hoặc cơ quan báo chí;

+ Các tiêu chuẩn khác theo quy định của pháp luật.

-  Đối với nhà xuất bản tổ chức và hoạt động theo loại hình doanh nghiệp kinh doanh có điều kiện do Nhà nước là chủ sở hữu mà có chức danh chủ tịch hội đồng thành viên hoặc chủ tịch công ty thì chủ tịch hội đồng thành viên hoặc chủ tịch công ty phải đồng thời là tổng giám đốc (giám đốc) nhà xuất bản.

(3) Có trụ sở, nguồn tài chính và các điều kiện cần thiết khác bảo đảm hoạt động của nhà xuất bản do Chính phủ quy định;

(4) Phù hợp với chiến lược, kế hoạch và chính sách của Nhà nước về phát triển hoạt động xuất bản.

Ngoài điều kiện quy định tại (1), (2), (4), nhà xuất bản được thành lập khi có đủ các điều kiện sau đây:

- Trụ sở của nhà xuất bản có diện tích từ 200 mét vuông (m2) sử dụng trở lên;

- Có ít nhất 05 (năm) tỷ đồng để bảo đảm hoạt động xuất bản;

- Có đủ trang thiết bị để tổ chức xuất bản.

(Khoản 1 Điều 8 Nghị định 195/2013/NĐ-CP)

3. Hồ sơ cấp giấy phép thành lập nhà xuất bản

Nhà xuất bản tiến hành lập hồ sơ đề nghị cấp giấy phép thành lập nhà xuất bản gửi Bộ Thông tin và Truyền thông.

Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép bao gồm:

- Đơn đề nghị cấp giấy phép thành lập nhà xuất bản theo Mẫu số 01 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 01/2020/TT-BTTTT.

Đơn đề nghị cấp phép thành lập nhà xuất bản

- Đề án thành lập nhà xuất bản và giấy tờ chứng minh có đủ các điều kiện quy định tại mục 2.2 

Mẫu đề án thành lập thực hiện theo Mẫu số 02 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 01/2020/TT-BTTTT.

Đề án thành lập nhà xuất bản

Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ Thông tin và Truyền thông phải cấp giấy phép thành lập nhà xuất bản; trường hợp không cấp giấy phép phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do.

Mẫu Giấy phép thành lập nhà xuất bản thực hiện theo Mẫu số 03 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 01/2020/TT-BTTTT.

Mẫu Giấy phép thành lập nhà xuất bản

Sau khi được cấp giấy phép thành lập nhà xuất bản, cơ quan chủ quản ra quyết định thành lập nhà xuất bản và chuẩn bị các điều kiện cần thiết khác để nhà xuất bản hoạt động.

Nhà xuất bản được hoạt động phù hợp với nội dung ghi trong giấy phép thành lập.

(Khoản 1, 2, 3 Điều 14 Luật Xuất bản 2012)

> > > Xem thêm: Đối tượng nào được phép thành lập nhà xuất bản? Quy trình cấp giấy phép xuất bản tài liệu không kinh doanh được quy định như thế nào?

Tiêu chuẩn, nhiệm vụ và quyền hạn của tổng biên tập nhà xuất bản, tổng giám đốc nhà xuất bản và biên tập viên được quy định như thế nào?

Pháp luật quy định về tiêu chuẩn đối với tổng biên tập nhà xuất bản như thế nào? Tổng biên tập nhà xuất bản có nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào?

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 14,152

Bài viết về

lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P.6, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn