Khi nào một cơn bão trở thành siêu bão?

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
Chuyên viên pháp lý Dương Châu Thanh
28/12/2022 10:31 AM

Bản tin thời tiết thường đưa tin các cơn bão mạnh lên thành siêu bão. Vậy theo luật Việt Nam, bão mạnh như thế nào được gọi là siêu bão? – Trọng Nhân (Đà Nẵng).

Khi nào một cơn bão trở thành siêu bão?

Khi nào một cơn bão trở thành siêu bão? (Hình từ internet)

Khi nào một cơn bão trở thành siêu bão?

Tại khoản 7 Điều 5 Quyết định 18/2021/QĐ-TTg xác định:

Bão là một xoáy thuận nhiệt đới có sức gió mạnh nhất từ cấp 8 trở lên và có thể có gió giật.

Bão có sức gió mạnh nhất từ cấp 10 đến cấp 11 gọi là bão mạnh, từ cấp 12 đến cấp 15 gọi là bão rất mạnh, từ cấp 16 trở lên gọi là siêu bão (Phụ lục III Quyết định 18/2021/QĐ-TTg).

Cấp độ rủi ro do áp thấp nhiệt đới, bão (trong đó có siêu bão):

Cấp ATNĐ, bão

Cấp độ rủi ro

≥ 16 (siêu bão)

4

5

5

5

5

14 - 15 (bão rất mạnh

4

4

5

5

5

12 - 13 (bão rất mạnh)

3

4

4

5

4

10 - 11 (bão mạnh

3

3

3

4

3

6 -9 (ATNĐ, bão)

3

3

3

3

3

Khu vực ảnh hưởng

Biển đông

Vùng biển ven bờ, đất liền Đông Bắc Bộ, Đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Trung Trung Bộ

Đất liền Nam Trung Bộ

Đất liền Nam Bộ

Tây Bác, Việt Bắc, Tây Nguyên

Như vậy, siêu bão là bão mạnh từ cấp 16 trở lên.

Bão đổ bộ là khi tâm bão, tâm áp thấp nhiệt đới đã vào đất liền.

Bão tan là bão, áp thấp nhiệt đới đã suy yếu thành vùng áp thấp có sức gió mạnh nhất dưới cấp 6.

Siêu bão được xếp vào rủi ro thiên tai cấp độ mấy?

Theo Quyết định 18/2021/QĐ-TTg thì cấp độ rủi ro thiên tai do áp thấp nhiệt đới, bão gồm:

(1) Rủi ro thiên tai cấp độ 3 gồm các trường hợp sau:

- Dự báo áp thấp nhiệt đới, bão cấp 8, cấp 9 hoạt động trên Biển Đông (bao gồm cả khu vực quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa); vùng biển ven bờ; đất liền khu vực Tây Bắc, Việt Bắc, Đông Bắc Bộ, đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Trung Trung Bộ, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Nam Bộ;

- Dự báo bão mạnh cấp 10, cấp 11 hoạt động trên Biển Đông (bao gồm cả khu vực quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa); vùng biển ven bờ, đất liền khu vực Tây Bắc, Việt Bắc, Đông Bắc Bộ, đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Trung Trung Bộ, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên;

- Dự báo bão rất mạnh cấp 12, cấp 13 hoạt động trên Biển Đông (bao gồm cả khu vực quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa).

(2) Rủi ro thiên tai cấp độ 4 gồm các trường hợp sau:

- Dự báo bão mạnh cấp 10, cấp 11 hoạt động trên đất liền khu vực Nam Bộ;

- Dự báo bão rất mạnh cấp 12, cấp 13 hoạt động trên vùng biển ven bờ, đất liền khu vực Tây Bắc, Việt Bắc, Đông Bắc Bộ, đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Trung Trung Bộ, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên;

- Dự báo bão rất mạnh từ cấp 14, cấp 15 hoạt động trên vùng biển ven bờ; đất liền khu vực Đông Bắc Bộ, đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Trung Trung Bộ;

- Dự báo bão từ cấp 14 trở lên hoạt động trên Biển Đông (bao gồm cả khu vực quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa).

(3) Rủi ro thiên tai cấp độ 5 gồm các trường hợp sau:

- Dự báo bão rất mạnh cấp 12, cấp 13 hoạt động trên đất liền khu vực Nam Bộ;

- Dự báo bão rất mạnh cấp 14, cấp 15 hoạt động trên đất liền các khu vực Tây Bắc, Việt Bắc, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Nam Bộ;

- Dự báo siêu bão từ cấp 16 trở lên hoạt động trên vùng biển ven bờ; đất liền khu vực Tây Bắc, Việt Bắc, Đông Bắc Bộ, đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Trung Trung Bộ, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Nam Bộ.

Tần suất đưa tin dự báo về bão trên Biển Đông

Tần suất và thời gian ban hành bản tin bão trên Biển Đông như sau:

- Mỗi ngày ban hành 8 bản tin chính vào lúc: 2 giờ 00, 5 giờ 00, 8 giờ 00, 11 giờ 00, 14 giờ 00, 17 giờ 00, 20 giờ 00 và 23 giờ 00;

- Trong thời gian có tin bão diễn biến phức tạp, ngoài 8 bản tin chính, cần ban hành bổ sung một số bản tin xen kẽ giữa các bản tin chính.

Ngoài ra, các bản tin về tin bão gần Biển Đông, tin áp thấp nhiệt đới gần Biển Đông, tin áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông là 4 bản tin chính mỗi ngày.

Phương án ứng phó thiên tai (bão)

Phương án ứng phó thiên tai bao gồm các nội dung chính sau đây:

- Bảo vệ công trình phòng, chống thiên tai và công trình trọng điểm;

- Sơ tán, bảo vệ người, tài sản, bảo vệ sản xuất;

- Bảo đảm an ninh trật tự, giao thông, thông tin liên lạc;

- Phối hợp chỉ đạo, chỉ huy phòng tránh, ứng phó thiên tai và tìm kiếm cứu nạn;

- Nguồn nhân lực ứng phó thiên tai;

- Dự trữ vật tư, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm.

Phương án ứng phó thiên tai được xây dựng ở địa phương, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và cơ quan, tổ chức khác; phương án ứng phó thiên tai được rà soát, điều chỉnh, bổ sung hằng năm.

 

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 15,171

Bài viết về

lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]