Chính sách mới >> Tham nhũng 26/12/2023 14:00 PM

03 chế độ báo cáo công tác phòng chống tham nhũng

Tham vấn bởi Luật sư Phạm Thanh Hữu
Chuyên viên pháp lý Dương Châu Thanh
26/12/2023 14:00 PM

Hiện hành, chế độ báo cáo công tác phòng chống tham nhũng được quy định như thế nào? Có mấy loại báo cáo công tác phòng chống tham nhũng?

Quy định về chế độ báo cáo phòng chống tham nhũng

Quy định về chế độ báo cáo phòng chống tham nhũng (Hình từ internet)

Các loại báo cáo công tác phòng chống tham nhũng

Nội dung được đề cập tại Thông tư 02/2021/TT-TTCP quy định về chế độ báo cáo công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng do Thanh tra Chính phủ ban hành.

Cụ thể, các loại báo cáo công tác phòng chống tham nhũng gồm:

- Báo cáo định kỳ là báo cáo công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng được thực hiện hằng quý, 6 tháng, 9 tháng và hằng năm.

- Báo cáo chuyên đề là báo cáo để đáp ứng yêu cầu thông tin có tính chuyên sâu về một chủ đề thuộc lĩnh vực thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng được thực hiện một hoặc nhiều lần trong một khoảng thời gian nhất định.

- Báo cáo đột xuất là báo cáo để đáp ứng yêu cầu thông tin về vấn đề phát sinh bất thường trong các lĩnh vực thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng được thực hiện theo yêu cầu của cơ quan cấp trên hoặc của Thanh tra Chính phủ.

**Báo cáo định kỳ và nội dung báo cáo định kỳ công tác phòng chống tham nhũng

(1) Báo cáo định kỳ gồm các loại báo cáo sau đây:

- Báo cáo Quý I, 6 tháng, 9 tháng và hằng năm;

- Báo cáo Quý II, Quý III và Quý IV.

(2) Nội dung của Báo cáo định kỳ:

- Nội dung Báo cáo Quý I, 6 tháng, 9 tháng và hằng năm:

+ Về công tác thanh tra: Tình hình, kết quả, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ công tác thanh tra trong kỳ báo cáo, phương hướng, nhiệm vụ chủ yếu triển khai trong kỳ báo cáo tiếp theo. Nội dung báo cáo về công tác thanh tra được thực hiện theo Mẫu số 01 và các biểu số liệu: 01/TTr, 02/TTr, 03/TTr, 04/TTr, 05/TTr, 06/TTr, 07/TTr, 01/QLNN, 02/QLNN ban hành kèm theo Thông tư 02/2021/TT-TTCP.

+ Về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo: Tình hình, kết quả, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong kỳ báo cáo, phương hướng, nhiệm vụ chủ yếu triển khai trong kỳ báo cáo tiếp theo. Nội dung báo cáo về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo được thực hiện theo Mẫu số 02 và các biểu số liệu: 01/TCD, 02/TCD, 01/XLD, 02/XLD, 03/XLD, 04/XLD, 01/KQGQ, 02/KQGQ, 03/KQGQ, 04/KQGQ ban hành kèm theo Thông tư 02/2021/TT-TTCP.

+ Về công tác phòng, chống tham nhũng; Tình hình, kết quả thực hiện nhiệm vụ, đánh giá về công tác phòng, chống tham nhũng trong kỳ báo cáo, phương hướng, nhiệm vụ chủ yếu triển khai trong kỳ báo cáo tiếp theo. Nội dung báo cáo về công tác phòng, chống tham nhũng được thực hiện theo Mẫu số 03 và các biểu số liệu: 01/PCTN, 02/PCTN, 03/PCTN ban hành kèm theo Thông tư 02/2021/TT-TTCP.

- Nội dung của Báo cáo Quý II, Quý III và Quý IV: được thực hiện thông qua các biểu số liệu quy định tại điểm a khoán 2 Điều 4 Thông tư 02/2021/TT-TTCP.

- Ngoài những nội dung được quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều 4 Thông tư 02/2021/TT-TTCP, trong trường hợp cần thiết, bộ, cơ quan ngang bộ báo cáo bổ sung nội dung tổng hợp chuyên sâu về kết quả công tác thanh tra, tiếp công dân giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng thuộc phạm vi trách nhiệm của mình gửi Thanh tra Chính phủ.

**Báo cáo chuyên đề công tác phòng chống tham nhũng

(1) Báo cáo chuyên đề gồm các loại báo cáo sau đây:

- Báo cáo chuyên đề về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo hằng năm;

- Báo cáo chuyên đề về công tác phòng, chống tham nhũng hằng năm;

- Báo cáo chuyên đề khác.

(2). Nội dung của báo cáo chuyên đề:

- Báo cáo chuyên đề về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo hằng năm: Tình hình, kết quả, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong kỳ báo cáo, dự báo tình hình và phương hướng, nhiệm vụ chủ yếu triển khai trong kỳ báo cáo tiếp theo. Nội dung báo cáo được thực hiện theo Mẫu số 02 và các biêu số liệu: 01/TCD, 02/TCD, 01/XLD, 02/XLD, 03/XLD, 04/XLD, 01/KQGQ, 02/KQGQ, 03/KQGQ, 04/KQGQ và biểu số liệu 03/QLNN ban hành kèm theo Thông tư 02/2021/TT-TTCP.

- Báo cáo chuyên đề về công tác phòng, chống tham nhũng hằng năm:

Tình hình, kết quả thực hiện nhiệm vụ, đánh giá về công tác phòng, chống tham nhũng trong kỳ báo cáo, phương hướng, nhiệm vụ chủ yếu triển khai trong kỳ báo cáo tiếp theo. Nội dung báo cáo được thực hiện theo Mẫu số 03 và các biểu số liệu: 01/PCTN, 02/PCTN, 03/PCTN ban hành kèm theo Thông tư 02/2021/TT-TTCP.

- Đối với các Báo cáo chuyên đề khác hoặc khi có yêu cầu bổ sung nội dung đối với báo cáo được quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều này, Thanh tra Chính phủ sẽ có văn bản hướng dẫn cụ thể về đề cương, biểu số liệu báo cáo.

**Báo cáo đột xuất công tác phòng chống tham nhũng

(1) Khi Thanh tra Chính phủ có yêu cầu Báo cáo về những vấn đề phát sinh bất thường trong lĩnh vực thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng thì các chủ thể quy định tại khoản 2 Điều 1 Thông tư 02/2021/TT-TTCP có trách nhiệm báo cáo theo yêu cầu. Nội dung báo cáo được thực hiện theo hướng dẫn của Thanh tra Chính phủ.

(2) Khi các chủ thể quy định tại khoản 2 Điều 1 Thông tư 02/2021/TT-TTCP phát hiện những vấn đề bất thường, có tính chất nghiêm trọng, phức tạp trong lĩnh vực thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng liên quan trực tiếp tới chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình thì có trách nhiệm báo cáo kịp thời cho cơ quan thanh tra cấp trên và Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền để chỉ đạo, phối hợp xử lý.

Hình thức báo cáo, phương thức gửi báo cáo công tác phòng chống tham nhũng

- Báo cáo được thể hiện bằng văn bản giấy hoặc văn bản điện tử, có chữ ký của Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị và được đóng dấu theo quy định.

Trường hợp Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước ủy quyền cho Thủ trưởng cơ quan thanh tra cùng cấp ký báo cáo thì thực hiện theo quy định về ký thừa ủy quyền.

- Báo cáo được gửi tới cơ quan nhận báo cáo bằng hệ thống văn bản điện tử trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc một số phương thức sau:

+ Gửi qua phần mềm hệ thống thông tin báo cáo của Thanh tra Chính phủ;

+ Gửi qua thư điện tử của cơ quan hành chính nhà nước;

+ Gửi trực tiếp;

+ Gửi qua dịch vụ bưu chính;

+ Gửi qua Fax.

 

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 9,285

Bài viết về

lĩnh vực Bộ máy hành chính

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P.6, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn