Để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá, chủ tàu cá mới đóng cần phải chuẩn bị những giấy tờ gì?

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
08/05/2024 17:00 PM

Cho tôi hỏi, để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá, chủ tàu cá mới đóng cần phải chuẩn bị những giấy tờ gì? – Thúy Kiều (Hải Dương)

Để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá, chủ tàu cá mới đóng cần phải chuẩn bị những giấy tờ gì?

Để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá, chủ tàu cá mới đóng cần phải chuẩn bị những giấy tờ gì? (Hình từ internet)

Ngày 08/5/2024, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Quyết định 1283/QĐ-BNN-TS công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung lĩnh vực thuỷ sản. Cụ thể là thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá.

Theo nội dung của Quyết định, sẽ thực hiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá cho 5 nhóm tàu sau:

- Tàu đóng mới

- Tàu được mua bán, tặng cho

- Tàu cải hoá

- Tàu nhập khẩu

- Tàu thuộc diện thuê tàu trần

QUYẾT ĐỊNH 1283/QĐ-BNN-TS

Để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá, chủ tàu cá mới đóng cần phải chuẩn bị những giấy tờ gì?

Theo quy định tại phần II phụ lục đính kèm theo Quyết định 1283/QĐ-BNN-TS, để đăng ký cấp Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá đối với tàu mới đóng sẽ phải thực hiện theo cái quy trình sau đây:

- Tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ đến Cơ quan quản lý nhà nước về thuỷ sản cấp tỉnh qua một trong 03 hình thức sau: Nộp trực tiếp; nộp qua bưu chính; hoặc nộp qua mạng.

- Thời hạn giải quyết và cấp Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá là 03 ngày kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.

Tùy vào mỗi loại tàu cá mà yêu cầu về hồ sơ cấp giấy chứng nhận cũng có sự khác nhau.

Cụ thể, đối với tàu cá mới đóng, hồ sơ sẽ bao gồm:

- Tờ khai đăng ký tàu cá theo Mẫu số 02.ĐKT Phụ lục XVI ban hành kèm theo Thông tư 01/2022/TT-BNNPTNT;

- Bản chính Giấy chứng nhận xuất xưởng do chủ cơ sở đóng tàu cấp theo Mẫu số 03.ĐKT Phụ lục Phụ lục XVI ban hành kèm theo Thông tư 01/2022/TTBNNPTNT;

- Bản chính văn bản chấp thuận đóng mới đối với tàu cá;

- Bản chính biên lai nộp thuế trước bạ của tàu hoặc bản chính Tờ khai lệ phí trước bạ của tàu có xác nhận của cơ quan thuế;

- Ảnh màu (9 x 12 cm, chụp toàn tàu theo hướng 2 bên mạn tàu);

- Bản sao chụp Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật của tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 12 mét trở lên

Trách nhiệm của Thuyền trưởng tàu cá

Thuyền trưởng là người chỉ huy cao nhất ở trên tàu cá, chỉ huy tàu theo chế độ thủ trưởng.

Được xem là người nắm giữ vận mệnh của Tàu cá, cho nên bên cạnh những nghĩa vụ chung sau:

- Chấp hành quy định của pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;

- Chấp hành mệnh lệnh của thuyền trưởng; chủ động phòng ngừa tai nạn cho mình, cho thuyền viên, người làm việc trên tàu cá và sự cố đối với tàu cá;

- Phải báo ngay cho thuyền trưởng hoặc người trực ca khi phát hiện tình huống nguy hiểm trên tàu cá;

- Tuân thủ quy định của pháp luật về lao động.

Thuyền trưởng tàu cá phải có trách nhiệm theo khoản 3 Điều 75 Luật Thủy sản 2017, gồm:

- Phổ biến, hướng dẫn, phân công, đôn đốc thuyền viên, người làm việc trên tàu cá thực hiện quy định an toàn hàng hải, an toàn lao động, an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường;

- Kiểm tra thuyền viên, người làm việc trên tàu cá và trang thiết bị, giấy tờ của tàu cá, thuyền viên, người làm việc trên tàu cá trước khi tàu cá rời bến

- Cập nhật thông tin về vị trí tàu cá, số thuyền viên, người làm việc trên tàu cá theo quy định của pháp luật; xuất trình giấy tờ với cơ quan có thẩm quyền khi có yêu cầu;

- Trường hợp thiên tai xảy ra phải đôn đốc thuyền viên, người làm việc trên tàu cá sẵn sàng ứng phó, điều động tàu tránh trú an toàn;

- Trường hợp tàu cá bị tai nạn phải có biện pháp ứng phó kịp thời và thông báo cho đài thông tin duyên hải gần nhất hoặc cơ quan có thẩm quyền;

- Trên tàu cá có người bị nạn phải tìm mọi biện pháp cứu chữa; trường hợp có người chết phải giữ gìn tài sản, di chúc, đồng thời thông báo với đài thông tin duyên hải gần nhất, chủ tàu cá, gia đình người bị nạn hoặc cơ quan có thẩm quyền;

- Chỉ cho tàu cá cập cảng có tên trong danh sách cảng cá chỉ định do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố đối với tàu cá hoạt động từ vùng khơi trở ra;

- Trường hợp bất khả kháng phải bỏ tàu cá, thuyền trưởng phải là người cuối cùng rời tàu;

- Trường hợp phát hiện tàu cá khác bị tai nạn, phải đưa tàu cá đến hỗ trợ ứng cứu kịp thời và thông báo cho đài thông tin duyên hải gần nhất hoặc cơ quan có thẩm quyền; chấp hành lệnh điều động tàu thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn của cơ quan có thẩm quyền;

- Ghi, nộp nhật ký khai thác thủy sản; nộp báo cáo khai thác thủy sản; xác nhận sản lượng thủy sản khai thác;

- Chịu trách nhiệm trong trường hợp tàu cá vi phạm quy định về khai thác thủy sản bất hợp pháp.

Trương Quang Vĩnh

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 516

Bài viết về

lĩnh vực Bộ máy hành chính

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P.6, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn