Sẽ có 05 nguồn thu thập dữ liệu về phòng chống bạo lực gia đình

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
Chuyên viên pháp lý Trần Thanh Rin
20/03/2024 13:29 PM

Tôi muốn biết dự kiến sẽ có bao nhiêu nguồn thu thập dữ liệu về phòng chống bạo lực gia đình? – Trung Tuấn (An Giang)

Sẽ có 05 nguồn thu thập dữ liệu về phòng chống bạo lực gia đình

Sẽ có 05 nguồn thu thập dữ liệu về phòng chống bạo lực gia đình (Hình từ Internet)

Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:

Đây là nội dung được đề cập tại dự thảo Nghị định quy định cơ sở dữ liệu về phòng, chống bạo lực gia đình do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì soạn thảo.

Dự thảo Nghị định

Sẽ có 05 nguồn thu thập dữ liệu về phòng chống bạo lực gia đình

Theo đó, dự kiến sẽ có 05 nguồn thu thập dữ liệu về phòng chống bạo lực gia đình sau đây:

(1) Dữ liệu về cá nhân là người Việt Nam có hành vi bạo lực gia đình; bị bạo lực gia đình; làm công tác phòng, chống bạo lực gia đình được thu thập từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; Cơ sở dữ liệu hộ tịch.

(2) Dữ liệu về chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, chi phí y tế cho người bị bạo lực gia đình, người làm công tác phòng, chống bạo lực gia đình bị thiệt hại về sức khỏe được thu thập từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm.

(3) Dữ liệu được thu thập thông qua biểu mẫu của phần mềm Cơ sở dữ liệu về phòng, chống bạo lực gia đình đối với người Việt Nam:

- Có hành vi bạo lực gia đình gồm: số định danh cá nhân/số chứng minh nhân dân; mối quan hệ với người bị bạo lực; hành vi bạo lực gia đình đã thực hiện (ghi rõ từng hành vi); tình trạng sức khỏe tâm thần tại thời điểm thực hiện hành vi bạo lực (mô tả rõ); thái độ khi được yêu cầu chấm dứt hành vi bạo lực gia đình; biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình; biện pháp xử lý, giáo dục người có hành vi bạo lực gia đình tại thời điểm xảy ra hành vi bạo lực gia đình và sau khi xảy ra hành vi bạo lực gia đình;

- Bị bạo lực gia đình gồm: số định danh cá nhân/số chứng minh nhân dân; hành vi bạo lực mà người bị bạo lực gia đình phải chịu (ghi rõ từng hành vi bạo lực và người đã thực hiện hành vi bạo lực); tình trạng sức khỏe của người bị bạo lực gia đình (tại thời điểm bị bạo lực gia đình); các biện pháp bảo vệ, hỗ trợ tại thời điểm xảy ra hành vi bạo lực gia đình và sau khi xảy ra hành vi bạo lực gia đình;

- Tham gia công tác phòng, chống bạo lực gia đình gồm: số định danh cá nhân/số chứng minh nhân dân; phạm vi, hình thức tham gia và chính sách được áp dụng đối với người tham gia phòng, chống bạo lực gia đình.

(4) Dữ liệu được thu thập thông qua biểu mẫu của phần mềm Cơ sở dữ liệu về phòng, chống bạo lực gia đình đối với cá nhân là người nước ngoài cư trú tại Việt Nam:

- Có hành vi bạo lực gia đình gồm: số hộ chiếu; quốc tịch; tuổi, giới tính, học vấn, nghề nghiệp, mối quan hệ với người bị bạo lực; hành vi bạo lực gia đình đã thực hiện (ghi rõ từng hành vi); tình trạng sức khỏe tâm thần tại thời điểm thực hiện hành vi bạo lực (mô tả rõ); thái độ khi được yêu cầu chấm dứt hành vi bạo lực gia đình; biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình; biện pháp xử lý, giáo dục người có hành vi bạo lực gia đình tại thời điểm xảy ra hành vi bạo lực gia đình và sau khi xảy ra hành vi bạo lực gia đình;

- Bị bạo lực gia đình gồm: số hộ chiếu; quốc tịch; tuổi, giới tính, học vấn, nghề nghiệp, hành vi bạo lực mà người bị bạo lực gia đình phải chịu (ghi rõ từng hành vi bạo lực và người đã thực hiện hành vi bạo lực); tình trạng sức khỏe của người bị bạo lực gia đình (tại thời điểm bị bạo lực gia đình); các biện pháp bảo vệ, hỗ trợ tại thời điểm xảy ra hành vi bạo lực gia đình và sau khi xảy ra hành vi bạo lực gia đình.

(5) Dữ liệu được thu thập từ hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình của các cơ quan, tổ chức ở trung ương và địa phương thông qua biểu mẫu của phần mềm Cơ sở dữ liệu về phòng, chống bạo lực gia đình do cơ quan thực hiện hoạt động nhập dữ liệu.

Cụ thể các dữ liệu đó là:

- Văn bản chính sách, pháp luật, chương trình, kế hoạch về phòng, chống bạo lực gia đình được cơ quan nhà nước ban hành;

- Số người được thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình; hình thức cơ quan, tổ chức cá nhân thực hiện thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình;

- Số người làm công tác phòng, chống bạo lực gia đình được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về phòng, chống bạo lực gia đình;

- Số công trình nghiên cứu khoa học đã thực hiện; hình thức hợp tác, đối tác và nguồn kinh phí tiếp nhận từ hoạt động hợp tác quốc tế;

- Số tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong phòng, chống bạo lực gia đình được khen thưởng, hình thức khen thưởng hằng năm, khen thưởng đột xuất, khen thưởng theo chuyên đề;

- Số đơn thư khiếu nại, tố cáo về phòng, chống bạo lực gia đình được thanh tra, kiểm tra, giải quyết theo quy định của pháp luật.

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 992

Bài viết về

lĩnh vực Công nghệ thông tin

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]