02 chính sách mới có hiệu lực từ ngày 20/3/2024

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
Chuyên viên pháp lý Mai Thanh Lợi
12/03/2024 08:07 AM

Xin hỏi ngày có bao nhiêu chính sách mới bắt đầu có hiệu lực thi hành từ ngày 20/3/2024? - Phương Anh (Hà Nội)

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT tổng hợp 02 chính sách mới bắt đầu có hiệu lực thi hành từ ngày 20/3/2024, cụ thể như sau:

Bảng mã số HS đối với danh mục hàng hóa lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn

Ngày 02/02/2024, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành kèm theo Thông tư 01/2024/TT-BNNPTNT bảng mã số HS đối với danh mục hàng hóa thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và danh mục hàng hóa xuất, nhập khẩu phải kiểm tra chuyên ngành trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn, bao gồm:

(1) Bảng mã số HS đối với danh mục hàng hóa thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cụ thể:

- Bảng mã số HS đối với danh mục động vật, sản phẩm động vật trên cạn thuộc diện phải kiểm dịch.

- Bảng mã số HS đối với danh mục động vật khác trong chăn nuôi.

- Bảng mã số HS đối với danh mục giống vật nuôi cấm xuất khẩu.

- Bảng mã số HS đối với danh mục giống vật nuôi cần bảo tồn.

- Bảng mã số HS đối với danh mục động vật, sản phẩm động vật thủy sản thuộc diện phải kiểm dịch.

- Bảng mã số HS đối với danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam.

- Bảng mã số HS đối với danh mục các loài thủy sản xuất khẩu có điều kiện.

- Bảng mã số HS đối với danh mục các loài thủy sản cấm xuất khẩu.

- Bảng mã số HS đối với danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật của Việt Nam.

- Bảng mã số HS đối với danh mục thực phẩm có nguồn gốc thực vật nhập khẩu.

- Bảng mã số HS đối với danh mục giống cây trồng.

- Bảng mã số HS đối với danh mục nguồn gen cây trồng cấm xuất khẩu.

- Bảng mã số HS đối với danh mục muối (kể cả muối ăn và muối bị làm biến tính).

- Bảng mã số HS đối với sản phẩm thức ăn chăn nuôi thương mại được công bố trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Bảng mã số HS đối với danh mục hóa chất, sản phẩm sinh học, vi sinh vật cấm sử dụng trong thức ăn chăn nuôi.

- Bảng mã số HS đối với danh mục hóa chất, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, nguyên liệu sản xuất thức ăn được phép sử dụng trong nuôi trồng thủy sản tại Việt Nam và thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản thành phẩm.

- Bảng mã số HS đối với danh mục hóa chất, chế phẩm sinh học, vi sinh vật cấm sử dụng trong thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản.

- Bảng mã số HS đối với danh mục thuốc thú y, nguyên liệu thuốc thú y được phép nhập khẩu lưu hành tại Việt Nam.

- Bảng mã số HS đối với danh mục phân bón.

- Bảng mã số HS đối với danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu là gỗ tròn, gỗ xẻ các loại từ gỗ rừng tự nhiên trong nước.

- Bảng mã số HS đối với danh mục gỗ và sản phẩm chế biến từ gỗ khi xuất khẩu phải có hồ sơ lâm sản hợp pháp.

- Bảng mã số HS đối với danh mục giống cây trồng lâm nghiệp.

- Bảng mã số HS đối với danh mục thuốc bảo vệ thực vật.

- Bảng mã số HS đối với danh mục thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng tại Việt Nam.

- Bảng mã số HS đối với danh mục về lĩnh vực khai thác thủy sản.

- Bảng mã số HS đối với danh mục sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi.

- Bảng mã số HS đối với danh mục máy, thiết bị nông nghiệp.

(2) Bảng mã số HS đối với danh mục hàng hóa nhập khẩu phải kiểm tra chuyên ngành trước thông quan thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

(3) Bảng mã số HS đối với danh mục hàng hóa nhập khẩu phải kiểm tra chuyên ngành sau thông quan thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Thông tư 01/2024/TT-BNNPTNT bắt đầu có hiệu lực thi hành từ ngày 20/3/2024.

02 chính sách mới có hiệu lực từ ngày 20/3/2024

02 chính sách mới có hiệu lực từ ngày 20/3/2024 (Hình từ internet)

Tiêu chuẩn đăng kiểm viên thực hiện công tác kiểm tra hạng I, II, III từ 20/3/2024

Thông tư 02/2024/TT-BGTVT sửa đổi Thông tư quy định về tiêu chuẩn, nhiệm vụ và quyền hạn của lãnh đạo, đăng kiểm viên và nhân viên nghiệp vụ của đơn vị đăng kiểm phương tiện thủy nội địa bắt đầu có hiệu lực thi hành từ ngày 20/3/2024.

Theo đó quy định mới về tiêu chuẩn đăng kiểm viên thực hiện công tác kiểm tra hạng I, II, III như sau:

(i) Tiêu chuẩn đăng kiểm viên thực hiện công tác kiểm tra hạng III

- Có bằng tốt nghiệp cao đẳng trở lên với ngành hoặc chuyên ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm.

- Đã hoàn thành chương trình tập huấn nghiệp vụ đăng kiểm viên thực hiện công tác kiểm tra hạng III theo quy định tại điểm 1.2 Mục I Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 02/2024/TT-BGTVT.

- Đã thực tập nghiệp vụ đăng kiểm tối thiểu 12 (mười hai) tháng tại đơn vị đăng kiểm theo chương trình thực tập nghiệp vụ đối với các phương tiện thuộc nhiệm vụ của đăng kiểm viên thực hiện công tác kiểm tra hạng III theo quy định tại điểm 2.2 Mục II Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 02/2024/TT-BGTVT.

- Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản và sử dụng được ngoại ngữ theo yêu cầu của vị trí việc làm.

- Đạt yêu cầu về kiểm tra thực tế năng lực thực hành nghiệp vụ đăng kiểm viên thực hiện công tác kiểm tra hạng III trước khi công nhận lần đầu.

(ii) Tiêu chuẩn đăng kiểm viên thực hiện công tác kiểm tra hạng II

- Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên với ngành hoặc chuyên ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm.

- Đã hoàn thành chương trình tập huấn nghiệp vụ đăng kiểm viên thực hiện công tác kiểm tra hạng II theo quy định tại điểm 1.3 Mục I Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 02/2024/TT-BGTVT.

- Là đăng kiểm viên thực hiện công tác kiểm tra hạng III có tổng thời gian giữ hạng đủ 12 (mười hai) tháng.

- Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản và sử dụng được ngoại ngữ theo yêu cầu của vị trí việc làm.

- Đã thực tập nghiệp vụ đăng kiểm tại đơn vị đăng kiểm theo chương trình thực tập nghiệp vụ đối với các phương tiện thuộc nhiệm vụ của đăng kiểm viên thực hiện công tác kiểm tra hạng II theo quy định tại điểm 2.2 Mục II Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 02/2024/TT-BGTVT.

- Đạt yêu cầu về kiểm tra thực tế năng lực thực hành nghiệp vụ đăng kiểm viên thực hiện công tác kiểm tra hạng II trước khi công nhận lần đầu.

(iii) Tiêu chuẩn đăng kiểm viên thực hiện công tác kiểm tra hạng I

- Là đăng kiểm viên thực hiện công tác kiểm tra hạng II có tổng thời gian giữ hạng đủ 24 tháng.

- Đã hoàn thành chương trình tập huấn nghiệp vụ đăng kiểm viên thực hiện công tác kiểm tra hạng I theo quy định tại điểm 1.4 Mục I Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 02/2024/TT-BGTVT.

- Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản và sử dụng được ngoại ngữ theo yêu cầu của vị trí việc làm.

- Đã thực tập nghiệp vụ đăng kiểm tại đơn vị đăng kiểm theo chương trình thực tập nghiệp vụ đối với các phương tiện thuộc nhiệm vụ của đăng kiểm viên thực hiện công tác kiểm tra hạng I theo quy định tại điểm 2.2 Mục II Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 02/2024/TT-BGTVT.

- Đạt yêu cầu về kiểm tra thực tế năng lực thực hành nghiệp vụ đăng kiểm viên thực hiện công tác kiểm tra hạng I trước khi công nhận lần đầu.

 

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 1,879

Bài viết về

Chính sách mới nổi bật có hiệu lực năm 2024

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]