Đề xuất bỏ một số quy định liên quan quảng cáo trên Google, Facebook

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
Chuyên viên pháp lý Dương Châu Thanh
20/08/2020 13:37 PM

Bộ Thông tin và Truyền thông đang dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 181/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 hướng dẫn Luật Quảng cáo 2012, trong đó đề xuất bãi bỏ một số quy định liên quan đến quảng cáo trên trên các nền tảng xuyên biên giới như Google, Facebook.

Dự thảo Tờ trình và Dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 181

đề xuất bỏ một số quy định liên quan quảng cáo trên Google facebook

Đ xut b một số quy đnh liên quan đến qung cáo trên Google, Facebook

Theo Dự thảo Tờ trình của Bộ Thông tin và Truyền thông, một số quy định tại Điều 13, Điều 14 Nghị định 181/2013/NĐ-CP không khả thi và phù hợp với thực tế, cụ thể:

- Quy đnh các t chc, doanh nghip mun qung cáo trên các nền tảng xuyên biên giới phải thông qua người kinh doanh dịch vụ quảng cáo (Khoản 2 Điều 13);

- Quy định trước khi quảng cáo 15 ngày, tổ chức, cá nhân nước ngoài cung cấp dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới phi thông báo bng văn bn cho Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch thông tin của người kinh doanh dch v qung cáo Vit Nam (Khoản 2 Điều 14).

Đây chính là các quy định mà Đại Sứ quán Mỹ, Hội đồng kinh doanh  Hoa Kỳ - ASEAN nhiều lần đề nghị Chính phủ Việt Nam xem xét, bãi bỏ vì không khả thi và gây khó khăn cho doanh nghiệp thành viên, cụ thể như Google, Facebook...

Các quy định này đã có hiệu lực từ năm 2013, doanh thu quảng cáo xuyên biên giới tại Việt Nam qua Google và Facebook trong 5 năm qua tăng gần 5 lần. Tuy nhiên, qua rà soát cho thấy chưa tổ chức, cá nhân nước ngoài nào khi cung cấp dịch vụ quảng cáo tại Việt Nam thực hiện quy định “thông báo bằng văn bản cho Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch trước khi quảng cáo 15 ngày”.

Thực tế quy định này không khả thi vì mỗi ngày, Google, Facebook ký hợp đồng và thực hiện hàng nghìn sản phẩm quảng cáo xuyên biên giới tại Việt Nam. Trong khi đó, quy định về quảng cáo trên mạng trên trang thông tin điện tử, báo điện tử trong nước cũng không yêu cầu người kinh doanh dịch vụ quảng cáo phải thông báo cho cơ quan quản lý có thẩm quyền. Như vậy, khó có cơ sở để yêu cầu tổ chức, cá nhân nước ngoài cung cấp dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới vào Việt Nam thực hiện quy định này vì bị cho là đang phân biệt đối xử, cũng như không khả thi trong tổ chức, thực hiện.

Được biết, hiện nay chỉ khoảng 45% doanh thu quảng cáo trên Google và khoảng 30% trên Facebook là thông qua doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ quảng cáo Việt Nam. Còn lại phần nhiều người quảng cáo sẽ ký hợp đồng trực tiếp với Google (55%) và Facebook (70%).

Việc ký hợp đồng quảng cáo thông qua người kinh doanh dịch vụ quảng cáo xuất phát từ nhu cầu của người quảng cáo, đặc biệt là các thương hiệu, nhãn hàng lớn muốn đảm bảo an toàn thương hiệu, hoàn toàn không phải là do các tổ chức, cá nhân nước ngoài cung cấp dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới tự nguyện, thực hiện quy định tại Nghị định 181/2013/NĐ-CP...

Như vậy, về hiệu quả quản lý Nhà nước, quy định này không phải là quy định cần và đủ để bảo đảm hoạt động quảng cáo xuyên biên giới tuân thủ luật pháp Việt Nam, đặc biệt đối với nội dung quảng cáo.     

Vì vậy, cơ quan soạn thảo đề xuất:

- B quy đnh các t chc, doanh nghip mun qung cáo trên các nền tảng xuyên biên giới phải thông qua người kinh doanh dịch vụ quảng cáo (Khoản 2 Điều 13);

- Bỏ quy định trước khi quảng cáo 15 ngày, tổ chức, cá nhân nước ngoài cung cấp dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan quản lý có thẩm quyền thông tin của người kinh doanh dch v qung cáo Vit Nam (Khoản 2 Điều 14).

Xem chi tiết nội dung tại Dự thảo Tờ trình và Dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 181/2013/NĐ-CP.

Châu Thanh

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 4,294

Bài viết về

lĩnh vực Thương mại

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P.6, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn