Sập cầu Cần Thơ:Nghi can số một là biện pháp thi công

27/09/2007 08:01 AM

Về thi công gói thầu số hai này, do liên doanh giữa 3 nhà thầu lớn của Nhật liên doanh để thi công. Những nhà thầu thiết kế và thi công này đều là những nhà thầu có kinh nghiệm, thi công nhiều công trình nên không thể nghĩ ngay đến nguyên nhân tại nhà thầu.

 Trao đổi với VietNamNet chiều nay, PGS-TS Trần Chủng - Cục trưởng Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng, Ủy viên Thường trực Hội đồng nghiệm thu Nhà nước cho biết nguyên nhân số 1 vụ tai nạn khủng khiếp này là do biện pháp thi công công trường (đà giáo, đổ bê tông..., kể cả việc tổ chức trình tự thi công).

PGS TS Trần Chủng giải thích về nguyên nhân dẫn đến sập cầu
PGS TS Trần Chủng giải thích về nguyên nhân dẫn đến sập cầu

PGS TS Trần Chủng: Chúng tôi nghĩ rằng công tác thiết kế đã được Bộ Giao thông và chủ đầu tư xem xét chặt chẽ. Về thiết kế, thi công do một đơn vị liên doanh, thiết kế rất nổi tiếng của Nhật, đã được Bộ GTVT thẩm tra, thẩm định chặt chẽ. 

Về thi công gói thầu số hai này, do liên doanh giữa 3 nhà thầu lớn của Nhật liên doanh để thi công. Những nhà thầu thiết kế và thi công này đều là những nhà thầu có kinh nghiệm, thi công nhiều công trình nên không thể nghĩ ngay đến nguyên nhân tại nhà thầu.

Trong thời gian tới, Bộ GTVT sẽ kết hợp với các cơ quan hữu quan tổ chức tập trung các chuyên gia tìm nguyên nhân, rút kinh nghiệm để từ đó quy kết trách nhiệm. Bất kỳ công trình nào xảy ra sự cố thì phải tìm cho được nguyên nhân của sự cố đó, xe lỗi của sự cố thuộc về bên nào (biện pháp thi công không phù hợp, gây ra sự cố  thì bên thi công chịu trách nhiệm; lỗi thiết kế thì người thiết kế phải chịu trách nhiệm).

- Cơ quan chức năng đã có dự đoán ban đầu về nguyên nhân sập cầu Cần Thơ?

- Thông báo sơ bộ ban đầu, Ban kỹ thuật dự đoán là do sự chuyển dịch của hệ thống đà giáo. Cũng không loại trừ do tác động của mưa.

Đây hoàn toàn là do sai sót trong giai đoạn thi công. Bình thường bê tông phải đủ độ tuổi nhất định, phải đạt đến độ liên kết nhất định thì mới được dịch chuyển. Trong quy định của nhà thầu, khi muốn di chuyển, bê tông tối thiểu phải đạt 70% cường độ yêu cầu thì mới được phép di chuyển.

- Việc sập mố cầu có ảnh hưởng đến kết cấu của công trình?

- Đây sẽ là vấn đề mà chúng tôi sẽ phải xem xét rất kỹ. Sau khi đã khảo sát, xem xét xong, các chuyên gia phân tích rồi chủ đầu tư gửi cho chúng tôi báo cáo đánh giá về nguyên nhân rồi chúng tôi sẽ tập hợp lại để xem xét.

- Ông có nghĩ đến khả năng sập cầu do rút ruột công trình hoặc do lỗi thiết kế?

- Tôi không nghĩ đến khả năng do rút ruột công trình vì nhà thầu quốc tế rất chuyên nghiệp, có rất nhiều kinh nghiệm, không có sự rút ruột vì cây cầu vẫn đang trong giai đoạn thi công. Vấn đề cốt lõi ở đây là biện pháp thi công bởi công trình đã đưa vào sử dụng đâu.

Cũng loại trừ nguyên nhân do thiết kế vì nếu nói là do thiết kế thì khi công trình đã hoàn thành mà cầu bị sập mới xét đến nguyên nhân này, trong khi cây cầu này vẫn đang trong quá trình thi công.

Quá trình xây dựng cây cầu ,có sức ép gì về tiến độ?

- Không chịu sức ép gì về tiến độ, thậm chí gói thầu này đang đi trước tiến độ.

Trách nhiệm thuộc về ai?

- Theo ông trách nhiệm thuộc về ai?

- Về luật, chúng ta đã quy định trách nhiệm thuộc về chủ đầu tư. Đối với công trình này thì chủ đầu tư đã thuê một liên doanh rất lớn của Nhật làm và để giúp cho chủ đầu tư giám sát toàn bộ sản phẩm ấy thì đã thuê hai đơn vị tư vấn rất nổi tiếng của Nhật để đánh giá chất lượng công trình. Việc đánh giá chất lượng thi công công trình đấy trước hết nhà thầu tự đánh giá và đơn vị tư vấn của chủ đầu tư xem xét, sau đó cho phép thi công hoặc không thi công.

Quá trình đánh giá chất lượng thuộc về phía chủ đầu tư, giám sát thông qua một công ty giám sát và nhà thầu.

- Thế còn trách nhiệm của Hội đồng nghiệm thu Nhà nước trong việc này, thưa ông?

- Hội đồng nghiệm thu Nhà nước theo dõi trong suốt quá trình, xem xét kết quả đánh giá của chủ đầu tư. Chúng tôi không rõ chỗ nào, nghi ngờ chỗ nào có thể yêu cầu làm rõ. Chúng tôi có thể tổ chức đánh giá lần cuối. Sắp tới Hội đồng nghiệm thu Nhà nước sẽ đánh giá toàn bộ để xem "tai nạn" này có ảnh hưởng gì đến những phần còn lại của công trình không.

PGS TS Trần Chủng trao đổi với PV VietNamNet.
PGS TS Trần Chủng: "Tai nạn do sai sót trong thi công".

Ngoài ra sẽ phải đánh giá lại công trình sau khi khắc phục sự cố để đảm bảo an toàn cho toàn bộ quá trình thi công công trình.

- Theo ông trách nhiệm liên đới thuộc về phía nào?

- Trách nhiệm liên đới thì phải tìm ra nguyên nhân đã. Dù nguyên nhân do lún hay hệ thống đà giáo không chịu được lực thì thì rõ ràng lỗi vẫn thuộc về nhà thầu. Nhà thầu thi công xây dựng phải có trách nhiệm lập các biện pháp thi công, trong đó đà giáo như thế nào, móng đà giáo ra sao và tư vấn giám sát của chủ đầu tư trên hiện trường phải xem xét và chấp thuận.

Như vậy giả sử chúng ta tìm ra nguyên nhân là do không chịu được lực hay do sự dịch chuyển của đà giáo ấy thì lỗi trước hết là nhà thầu và lỗi thứ hai là do lỗi của tư vấn giám sát, đấy là lỗi trực tiếp.

- Ông đánh giá thế nào về năng lực của nhà thầu?

- Trước tiên chúng ta phải xem nguyên nhân của ai, mà nếu do lỗi kỹ thuật thì không chỉ nhà thầu chịu trách nhiệm mà người chọn nhà thầu đó cũng phải liên đới chịu trách nhiệm. Theo tôi được biết, việc lựa chọn nhà thầu được dựa trên 3 nguyên tắc: năng lực về kinh nghiệm, năng lực về con người và năng lực về tài chính. Đấu thầu quốc tế lúc nào cũng phải căn cứ vào ba yếu tố đó. Đối với cầu Cần Thơ thì chúng tôi rất tin vào năng lực của các nhà thầu quốc tế và tính chuyên nghiệp của họ.

- Xin cám ơn ông!  

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 1,459

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P.6, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn