Đề xuất tăng mức phạt đối với nhóm hành vi chiếm đất

Tham vấn bởi Luật sư Phạm Thanh Hữu
13/04/2024 15:30 PM

Cho tôi hỏi, sắp tới khi Luật Đất đai 2024 có hiệu lực, những hành vi chiếm đất sẽ có mức phạt như thế nào? – Duy Linh (Kon Tum)

Đề xuất tăng mức phạt đối với nhóm hành vi chiếm đất

Đề xuất tăng mức phạt đối với nhóm hành vi chiếm đất (Hình từ internet)

Đề xuất tăng mức phạt đối với nhóm hành vi chiếm đất

Bộ Tài nguyên và Môi trường đang dự thảo lấy ý kiến Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.

Theo nội dung Dự thảo Nghị định, sắp tới, sẽ tách rời quy định xử phạt về lấn đất và chiếm đất so với quy định hiện hành.

Cụ thể, tại Điều 17 của Dự thảo Nghị định quy định như sau:

(1) Trường hợp chiếm đất chưa sử dụng tại khu vực nông thôn thì hình thức và mức xử phạt như sau:

- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm dưới 0,05 héc ta;

- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;

- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;

- Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;

- Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 01 héc ta trở lên.

*So với Nghị định 91/2019/NĐ-CP: Tăng mức phạt tối thiểu từ 2.000.000 đồng lên 3.000.000 đồng; tăng mức phạt tối đa từ 70.000.000 đồng lên 100.000.000 đồng

(2) Trường hợp chiếm đất nông nghiệp không phải là đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất tại khu vực nông thôn thì hình thức và mức xử phạt như sau:

- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với diện tích đất chiếm dưới 0,05 héc ta;

- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với diện tích đất chiếm từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;

- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với diện tích đất chiếm từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;

- Phạt tiền từ 20.000.000  đồng đến 50.000.000 đồng đối với diện tích đất chiếm từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;

- Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với diện tích đất chiếm từ 01 héc ta trở lên.

*So với Nghị định 91/2019/NĐ-CP: giữ nguyên mức phạt tối thiểu; giảm mức phạt tối đa từ 120.000.000 đồng xuống 100.000.000 đồng

(3) Trường hợp chiếm đất nông nghiệp là đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất tại khu vực nông thôn, thì hình thức và mức xử phạt như sau:

- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với diện tích đất chiếm dưới 0,05 héc ta.

- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với diện tích đất chiếm từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;

- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với diện tích đất chiếm từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;

- Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với diện tích đất chiếm từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;

- Phạt tiền từ 50.000.000  đồng đến 100.000.000 đồng đối với diện tích đất chiếm từ 01 héc ta đến dưới 02 héc ta;

- Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với diện tích đất chiếm từ 02 héc ta trở lên.

*So với Nghị định 91/2019/NĐ-CP: giữ nguyên mức phạt tối thiểu; tăng mức phạt tối đa từ 150.000.000 đồng lên 200.000.000 đồng

(4) Trường hợp chiếm đất phi nông nghiệp, trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều này tại khu vực nông thôn thì hình thức và mức xử phạt như sau:

- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu diện tích đất chiếm dưới 0,05 héc ta;

- Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng nếu diện tích đất chiếm từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;

- Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng nếu diện tích đất chiếm từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;

- Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng nếu diện tích đất chiếm từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;

- Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng nếu diện tích đất chiếm từ 01 héc ta trở lên.

*So với Nghị định 91/2019/NĐ-CP: giữ nguyên mức phạt tối thiểu và mức phạt tối đa

(5) Trường hợp chiếm đất chưa sử dụng, đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp (trừ trường hợp tại mục (6)) tại khu vực đô thị thì mức xử phạt bằng 02 lần mức xử phạt đối với loại đất tương ứng quy định tại các mục (1), (2), (3), (4).

(6) Trường hợp chiếm đất thuộc hành lang bảo vệ an toàn công trình và đất công trình có hành lang bảo vệ, đất trụ sở làm việc và cơ sở hoạt động sự nghiệp của cơ quan, tổ chức theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước thì hình thức và mức xử phạt thực hiện theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực về hoạt động đầu tư xây dựng; khai thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản làm vật liệu xây dựng, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; kinh doanh bất động sản, phát triển nhà ở, quản lý sử dụng nhà và công sở; trong lĩnh vực về giao thông đường bộ và đường sắt; trong lĩnh vực về văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo; trong lĩnh vực về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều; phòng, chống lụt, bão; trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản nhà nước và các lĩnh vực chuyên ngành khác.

Ngoài xử phạt hành chính tổ chức/cá nhân phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả trong các trường hợp sau:

- Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm, trừ trường hợp đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sử hữu tài sản gắn liền với đất hoặc thuộc trường hợp phải thu hồi đất nhưng được tạm thời sử dụng đất cho đến khi nhà nước thu hồi đất theo quy định tại Điều 139 Luật Đất đai 2024;

- Buộc thực hiện tiếp các thủ tục về giao đất, cho thuê đất theo quy định đối với trường hợp đã được Nhà nước giao đất, cho thuê đất nhưng chưa hoàn thành các thủ tục để được bàn giao đất trên thực địa;

- Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.

Những hành vi chiếm đất theo pháp luật hiện hành

Theo khoản 2 Điều 3 Nghị định 91/2019/NĐ-CP, những hành vi được xem là chiếm đất gồm:

- Tự ý sử dụng đất mà không được cơ quan quản lý nhà nước về đất đai cho phép;

- Tự ý sử dụng đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác mà không được tổ chức, cá nhân đó cho phép;

- Sử dụng đất được Nhà nước giao, cho thuê đất đã hết thời hạn sử dụng mà không được Nhà nước gia hạn sử dụng (trừ trường hợp hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp sử dụng đất nông nghiệp);

- Sử dụng đất trên thực địa mà chưa hoàn thành các thủ tục giao đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật.

Xem chi tiết nội dung Dự thảo Nghị Định tại đây.

Trương Quang Vĩnh

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 941

Bài viết về

Luật Đất đai 2024

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P.6, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn