Các trường hợp giải thể cơ sở giáo dục nghề nghiệp 2024

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
Chuyên viên pháp lý Tô Quốc Trình
07/10/2024 16:30 PM

Nội dung bài viết trình bày các trường hợp giải thể cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo quy định pháp luật hiện hành. Theo đó là các quy định pháp luật liên quan.

Các trường hợp giải thể cơ sở giáo dục nghề nghiệp 2024

Các trường hợp giải thể cơ sở giáo dục nghề nghiệp 2024 (Hình ảnh từ Internet)

1. Cơ cấu tổ chức của cơ sở giáo dục nghề nghiệp

Tại Điều 10 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014 quy định cơ cấu tổ chức của cơ sở giáo dục nghề nghiệp như sau:

- Cơ cấu tổ chức của trường trung cấp, trường cao đẳng công lập, tư thục bao gồm:

+ Hội đồng trường đối với trường trung cấp, trường cao đẳng công lập; hội đồng quản trị đối với trường trung cấp, trường cao đẳng tư thục;

+ Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng;

+ Các phòng hoặc bộ phận chuyên môn, nghiệp vụ;

+ Các khoa, bộ môn;

+ Các hội đồng tư vấn;

+ Phân hiệu; tổ chức nghiên cứu khoa học và công nghệ; tổ chức phục vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học và triển khai ứng dụng; cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ (nếu có).

- Cơ cấu tổ chức của trung tâm giáo dục nghề nghiệp công lập, tư thục bao gồm:

+ Giám đốc, phó giám đốc;

+ Các phòng hoặc bộ phận chuyên môn, nghiệp vụ;

+ Các tổ bộ môn;

+ Các hội đồng tư vấn;

+ Các đơn vị phục vụ đào tạo; cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ (nếu có).

- Cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được tự chủ về cơ cấu tổ chức.

2. Hướng dẫn đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp

- Cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học, doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:

+ Có quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập;

+ Có đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị đáp ứng yêu cầu hoạt động đào tạo theo cam kết;

+ Có đủ chương trình đào tạo và giáo trình, tài liệu giảng dạy, học tập theo quy định;

+ Có đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp đạt tiêu chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu;

+ Có đủ nguồn lực tài chính theo quy định để bảo đảm duy trì và phát triển hoạt động giáo dục nghề nghiệp;

+ Có điều lệ, quy chế tổ chức, hoạt động.

- Cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp chỉ được tuyển sinh, tổ chức đào tạo khi đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp.

- Cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp khi thay đổi các nội dung ghi trong giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp thì phải đăng ký bổ sung với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

- Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở trung ương quy định cụ thể điều kiện, thẩm quyền, thủ tục cấp, thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp hoặc giấy chứng nhận đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp.

(Theo Điều 19 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014)

3. Các trường hợp giải thể cơ sở giáo dục nghề nghiệp 2024

Tại khoản 1 Điều 21 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014 thì cơ sở giáo dục nghề nghiệp bị giải thể trong các trường hợp sau đây:

- Vi phạm các quy định của pháp luật gây hậu quả nghiêm trọng;

- Hết thời hạn đình chỉ hoạt động đào tạo mà không khắc phục được nguyên nhân dẫn đến việc bị đình chỉ;

- Không được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp sau thời hạn 36 tháng đối với trường cao đẳng, trường trung cấp hoặc 24 tháng đối với trung tâm giáo dục nghề nghiệp, kể từ ngày quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập có hiệu lực;

- Không triển khai hoạt động đào tạo sau thời hạn 24 tháng, kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp.

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 283

Bài viết về

lĩnh vực Lao động - Tiền lương

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn