Quy định về quản lý nguồn gen theo Luật Đa dạng sinh học (Hình từ internet)
Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:
Theo khoản 7 Điều 3 Luật Đa dạng sinh học 2008 thì Gen là một đơn vị di truyền, một đoạn của vật chất di truyền quy định các đặc tính cụ thể của sinh vật.
Căn cứ Điều 55 Luật Đa dạng sinh học 2008 quy định về quản lý nguồn gen như sau:
- Nhà nước thống nhất quản lý toàn bộ nguồn gen trên lãnh thổ Việt Nam.
- Nhà nước giao cho tổ chức, cá nhân quản lý nguồn gen theo quy định sau đây:
+ Ban quản lý khu bảo tồn, tổ chức được giao quản lý khu bảo tồn quản lý nguồn gen trong khu bảo tồn;
+ Chủ cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học, cơ sở nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, cơ sở lưu giữ, bảo quản nguồn gen quản lý nguồn gen thuộc cơ sở của mình;
+ Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được giao quản lý, sử dụng đất, rừng, mặt nước quản lý nguồn gen thuộc phạm vi được giao quản lý, sử dụng;
+ Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý nguồn gen trên địa bàn, trừ trường hợp quy định tại các điểm a, b và c khoản 2 Điều 55 Luật Đa dạng sinh học 2008.
Nguyên tắc trong quản lý tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích từ việc sử dụng nguồn gen được quy định tại Điều 4 Nghị định 59/2017/NĐ-CP như sau:
- Nhà nước Việt Nam thực hiện chủ quyền đối với toàn bộ nguồn gen trên lãnh thổ quốc gia.
- Bên tiếp cận là tổ chức, cá nhân nước ngoài chỉ được thực hiện hoạt động tiếp cận nguồn gen khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp phép.
- Nhà nước khuyến khích các tổ chức, cá nhân Việt Nam thực hiện các hoạt động nghiên cứu và phát triển nguồn gen.
- Việc chia sẻ lợi ích từ sử dụng nguồn gen phải đảm bảo công bằng, hợp lý giữa các bên có liên quan và góp phần quản lý hiệu quả tài nguyên sinh học, thúc đẩy các quá trình nghiên cứu khoa học và thương mại hóa nguồn gen, chú trọng đến vai trò của cộng đồng địa phương trong việc bảo tồn và sử dụng bền vững tài nguyên di truyền.
Theo Điều 56 Luật Đa dạng sinh học 2008 thì tổ chức, cá nhân được giao quản lý nguồn gen có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
- Điều tra, thu thập nguồn gen được giao quản lý;
- Trao đổi, chuyển giao, cung cấp nguồn gen được giao quản lý cho tổ chức, cá nhân khác theo quy định của pháp luật;
- Hưởng lợi ích do tổ chức, cá nhân tiếp cận nguồn gen chia sẻ theo quy định tại Điều 58 và Điều 61 Luật Đa dạng sinh học 2008.
- Tổ chức, cá nhân được giao quản lý nguồn gen có các nghĩa vụ sau đây:
+ Thông báo với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về hoạt động trao đổi, chuyển giao, cung cấp nguồn gen cho tổ chức, cá nhân khác để sử dụng cho mục đích nghiên cứu phát triển và sản xuất sản phẩm thương mại;
+ Hợp đồng tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích với tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép tiếp cận nguồn gen quy định tại Điều 59 Luật Đa dạng sinh học 2008;
+ Kiểm soát việc điều tra, thu thập nguồn gen của tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép tiếp cận nguồn gen;
+ Chịu trách nhiệm trước pháp luật và cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về việc quản lý nguồn gen.
- Lợi ích thu được từ việc tiếp cận nguồn gen phải được chia sẻ cho các bên sau đây:
+ Nhà nước;
+ Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được giao quản lý nguồn gen;
+ Tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép tiếp cận nguồn gen và các bên có liên quan khác được quy định trong giấy phép tiếp cận nguồn gen.
- Lợi ích thu được từ việc tiếp cận nguồn gen phải được chia sẻ trên cơ sở hợp đồng tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích, các quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Chính phủ quy định cụ thể việc quản lý, chia sẻ lợi ích thu được từ việc tiếp cận nguồn gen.
(Điều 61 Luật Đa dạng sinh học 2008)
Đoàn Đức Tài