Các hình thức thanh lý rừng trồng từ ngày 25/10/2024 (Hình ảnh từ Internet)
Ngày 25/10/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 140/2024/NĐ-CP quy định về thanh lý rừng trồng.
Cụ thể, tại Điều 7 Nghị định 140/2024/NĐ-CP quy định các trường hợp rừng trồng được thanh lý bao gồm:
- Rừng trồng đang trong giai đoạn đầu tư bị thiệt hại do một trong các nguyên nhân quy định tại Điều 4 Nghị định 140/2024/NĐ-CP và không đáp ứng các chỉ tiêu nghiệm thu sau khi trồng rừng theo quy định của pháp luật về đầu tư công trình lâm sinh.
- Rừng trồng sau giai đoạn đầu tư bị thiệt hại do một trong các nguyên nhân quy định tại Điều 4 Nghị định 140/2024/NĐ-CP và không đạt tiêu chuẩn quốc gia về rừng trồng. Chỉ khai thác tận dụng hoặc chặt bỏ đối với những cây không còn khả năng phục hồi; những cây còn khả năng phục hồi được thống kê, kiểm đếm và đề xuất giải pháp phục hồi tại Phương án thanh lý rừng trồng theo Mẫu số 04 tại Phụ lục kèm theo Nghị định 140/2024/NĐ-CP.
Mẫu số 04 |
Theo Điều 8 Nghị định 140/2024/NĐ-CP quy định các hình thức thanh lý rừng trồng bao gồm:
- Chặt bỏ, vệ sinh rừng đối với rừng trồng không có giá trị lâm sản;
- Bán lâm sản khai thác tận dụng đối với rừng trồng có giá trị lâm sản.
- Căn cứ vào từng loại rừng theo từng trường hợp quy định tại Điều 7 Nghị định 140/2024/NĐ-CP, cơ quan có thẩm quyền quyết định thanh lý rừng trồng lựa chọn hình thức thanh lý rừng trồng phù hợp với điều kiện cụ thể tại địa phương và thực hiện khai thác theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp.
- Hồ sơ đối với rừng trồng trong giai đoạn đầu tư, gồm:
+ Văn bản đề nghị thanh lý rừng trồng theo Mẫu số 03 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 140/2024/NĐ-CP;
Mẫu số 03 |
+ Phương án thanh lý rừng trồng theo Mẫu số 04 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 140/2024/NĐ-CP;
+ Biên bản kiểm tra hiện trường, xác định nguyên nhân, thiệt hại rừng trồng theo Mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 140/2024/NĐ-CP. Trường hợp biên bản kiểm tra hiện trường được lập theo quy định của pháp luật trước ngày Nghị định 140/2024/NĐ-CP có hiệu lực, tổ chức có rừng trồng đề nghị thanh lý được sử dụng biên bản đó để thực hiện thủ tục thanh lý rừng trồng;
Mẫu số 02 |
+ Bản sao hồ sơ thiết kế, dự toán trồng rừng;
+ Bản sao quyết định phê duyệt (dự án, đề tài…) của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
+ Bản sao biên bản nghiệm thu khối lượng hàng năm;
+ Bản sao báo cáo tài chính hàng năm;
+ Các tài liệu liên quan khác (nếu có).
- Hồ sơ đối với rừng trồng sau giai đoạn đầu tư, gồm:
+ Các văn bản quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản 1 Điều 9 Nghị định 140/2024/NĐ-CP;
+ Bản sao báo cáo quyết toán dự án hoàn thành;
+ Các tài liệu liên quan khác (nếu có).
- Cơ quan tiếp nhận hồ sơ
+ Cơ quan quản lý chuyên ngành về lâm nghiệp trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao nhiệm vụ;
+ Cơ quan chuyên môn trực thuộc các bộ, cơ quan trung ương do Bộ trưởng các bộ, Thủ trưởng các cơ quan trung ương giao nhiệm vụ;
+ Cơ quan quản lý chuyên ngành về lâm nghiệp tại địa phương do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao nhiệm vụ.
(Theo Điều 9 Nghị định 140/2024/NĐ-CP)
Xem thêm Nghị định 140/2024/NĐ-CP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25/10/2024.