Bảo vệ được trang bị những công cụ hỗ trợ gì? Có súng không?

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
Chuyên viên pháp lý Nguyễn Ngọc Quế Anh
15/02/2024 17:00 PM

Xin cho tôi hỏi bảo vệ được trang bị những công cụ hỗ trợ gì theo quy định pháp luật? Bảo vệ có được trang bị súng không? - Văn Cường (Hải Phòng)

Bảo vệ được trang bị những công cụ hỗ trợ gì? Có súng không? (HÌnh từ internet)

Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:

1. Bảo vệ được trang bị những công cụ hỗ trợ gì? Có súng không?

Theo khoản 3 Điều 9 Thông tư 17/2018/TT-BCA thì lực lượng bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp được xem xét, trang bị các loại công cụ hỗ trợ như sau:

- Lực lượng bảo vệ cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ được xem xét trang bị loại công cụ hỗ trợ thuộc các loại sau: dùi cui điện, dùi cui kim loại, dùi cui cao su, áo giáp, găng tay bắt dao;

- Lực lượng bảo vệ cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ khi thực hiện nhiệm vụ bảo vệ tại cơ quan nhà nước; mục tiêu quan trọng về chính trị, kinh tế, ngoại giao, khoa học kỹ thuật, văn hóa, xã hội; trên tàu hỏa; ngân hàng; bệnh viện; … thì căn cứ tính chất, yêu cầu thực hiện nhiệm vụ bảo vệ để xem xét trang bị loại công cụ hỗ trợ thuộc các loại sau:

Súng bắn điện, súng bắn đạn nổ, cao su, hơi cay và đạn sử dụng cho các loại súng này; phương tiện xịt hơi cay; dùi cui điện, dùi cui kim loại, dùi cui cao su, áo giáp, găng tay bắt dao;

- Đối với lực lượng bảo vệ cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp thực hiện nhiệm vụ bảo vệ tại vườn thú; khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học; khu bảo tồn loài, sinh cảnh thì được xem xét trang bị loại công cụ hỗ trợ thuộc các loại sau: súng bắn chất gây mê, dùi cui điện, dùi cui kim loại, dùi cui cao su, áo giáp, găng tay bắt dao.

Như vậy, theo quy định nêu trên, bảo vệ được trang bị những công cụ hỗ trợ nêu trên, trong đó lực lượng bảo vệ cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ khi thực hiện nhiệm vụ bảo vệ tại cơ quan nhà nước; mục tiêu quan trọng về chính trị, kinh tế, ngoại giao, khoa học kỹ thuật, văn hóa, xã hội; trên tàu hỏa; ngân hàng; bệnh viện;... được xem xét trang bị súng bắn điện, súng bắn đạn nổ, cao su, hơi cay và đạn sử dụng cho các loại súng này;

Lực lượng bảo vệ cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp thực hiện nhiệm vụ bảo vệ tại vườn thú; khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học; khu bảo tồn loài, sinh cảnh thì được xem xét trang bị súng bắn chất gây mê.

2. Đối tượng được trang bị vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ

Theo quy định tại Điều 3 Thông tư 17/2018/TT-BCA quy định đối tượng được trang bị vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ như sau:

- Đối tượng được trang bị vũ khí quân dụng, vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ bao gồm:

+ Đơn vị nghiệp vụ thuộc Bộ Công an;

+ Trại giam, trại tạm giam;

+ Học viện, trường Công an nhân dân; Trung tâm huấn luyện và bồi dưỡng nghiệp vụ Công an nhân dân làm công tác đào tạo, huấn luyện;

+ Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây viết gọn là Công an cấp tỉnh);

+ Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;

+ Công an xã, phường, thị trấn.

- Đối tượng được trang bị vũ khí thể thao, bao gồm:

+ Trung tâm huấn luyện và thi đấu thể thao Công an nhân dân;

+ Học viện, trường Công an nhân dân;

+ Trung tâm huấn luyện và bồi dưỡng nghiệp vụ Công an nhân dân có huấn luyện thi đấu thể thao.

- Đối tượng quy định tại các điểm a, d và đ khoản 1 Điều 3 Thông tư 17/2018/TT-BCA được trang bị vật liệu nổ quân dụng.

3. Thẩm quyền trang bị vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ

Thẩm quyền trang bị vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ được quy định tại Điều 5 Thông tư 17/2018/TT-BCA như sau:

- Bộ trưởng Bộ Công an quyết định trang bị vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ cho toàn lực lượng Công an nhân dân; quyết định trang bị vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ cho Công an các đơn vị, địa phương mới được thành lập.

- Thủ trưởng cơ quan quản lý về trang bị và kho vận thuộc Bộ Công an quyết định trang bị bổ sung vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ cho Công an các đơn vị, địa phương sau khi được sự đồng ý bằng văn bản của Bộ trưởng Bộ Công an.

- Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây viết gọn là Giám đốc Công an cấp tỉnh) căn cứ loại, số lượng vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ đã được trang bị để quyết định trang bị cụ thể loại, số lượng vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ cho Công an các đơn vị, địa phương thuộc phạm vi quản lý.

- Trường hợp Công an cấp tỉnh khi có nhu cầu trang bị bổ sung vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ bằng nguồn kinh phí của địa phương thì Giám đốc Công an cấp tỉnh phải có báo cáo gửi cơ quan quản lý về trang bị và kho vận thuộc Bộ Công an tổng hợp, báo cáo Bộ trưởng Bộ Công an xem xét, quyết định.

 

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 2,751

Bài viết về

lĩnh vực Bộ máy hành chính

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]